LIST VIỆC CẦN LÀM ĐẦU NĂM 2020 CỦA HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ

LIST VIỆC CẦN LÀM ĐẦU NĂM 2020 CỦA HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ

Cuối năm dù bận rộn việc chung việc riêng, thì để có 1 năm 2020 thuận lợi, HR nên nhớ list công việc quan trọng cần làm, bao gồm:

A, ĐỐI VỚI NỘI BỘ DOANH NGHIỆP

1, Lập kế hoạch chi phí hành chính nhân sự năm 2020.
2, Lập kế hoạch thu hút nhân tài theo chiến lược phát triển và kinh doanh của Công ty.
3, Lập kế hoạch đào tạo, hệ thống quản trị tri thức theo chiến lược phát triển và kinh doanh của Công ty.
4, Tư vấn trích quỹ dự phòng, quỹ khen thưởng phúc lợi, quỹ đào tạo phát triển và các quỹ liên quan đến Quản trị Nhân sự.
5, Xây dựng quỹ lương kế hoạch năm 2020 theo chiến lược phát triển và kinh doanh của Công ty.
6, Các kế hoạch truyền thông, phát triển Văn hóa Doanh nghiệp năm 2020.
7, Xây dựng mục tiêu phòng Hành chính Nhân sự năm 2020 (KPI đơn vị)
8, Xây dựng Chiến lược Nhân sự toàn diện năm 2020 theo Chiến lược Kinh doanh.

B, NỘP CÁC BÁO CÁO CHO NHÀ NƯỚC

Báo cáo tình hình công tác An toàn Vệ sinh Lao động của doanh nghiệp
Theo quy định tại Thông tư số 07/2016/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, hàng năm, doanh nghiệp phải nộp báo cáo tình hình ATVSTP 1 lần / năm vào trước ngày 10/1 cho Sở LĐTBXH, Sở Y tế.

  • Các chỉ tiêu báo cáo bao gồm:
    – Báo cáo về lao động
    – Tai nạn lao động
    – Bệnh nghề nghiệp
    – Kết quả phân loại sức khỏe người lao động
    – Công tác huấn luyện về an toàn – vệ sinh lao động
    – Máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động
    – Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi
    – Bồi dưỡng chống độc hại bằng hiện vật
    – Tình hình quan trắc môi trường lao động
    – Chi phí thực hiện hiện kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động
  • Tổ chức cung cấp dịch vụ:
    – Thời điểm tổ chức tiến hành đánh giá định kỳ nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động
    – Đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại theo Quy định tại Điều 7 Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
    – Kết quả đánh giá lần đầu0 nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh (nếu có)
    – Báo cáo về tình hình tham gia BH thất nghiệp:
    – Trước ngày 15/1 hàng năm, doanh nghiệp có trách nhiệm gửi Báo cáo về tình hình tham gia bảo hiểm thất nghiệp của năm trước (Mẫu số 33 ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH) về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

C, CÁC CÔNG VIỆC KHÁC

1, Thực hiện việc báo cáo định kỳ tình hình sử dụng, thay đổi về lao động
Theo quy định tại điểm d, Khoản 2 Điều 6 của Bộ luật Lao động 2012, Khoản 2 Điều 8 Nghị định 03/2014-NĐ-CP và Khoản 2 Điều 6 Thông tư 23.
2, Thực hiện lập và sử dụng sổ quản lý lao động
Theo hướng dẫn tại điều 7 Thông tư 23.
3, Xây dựng và gửi thang lương, bảng lương, tiêu chuẩn
Cấp bậc kỹ thuật, chức danh, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ, định mức lao động theo quy định Điều 93 của Bộ luật Lao động 2012 và Chương III Nghị định 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013.
4, Xây dựng và đăng ký Nội quy lao động
Theo quy định Điều 119, Khoản 1, Khoản 2 Điều 120 của Bộ luật Lao động năm 2012, Chương V Nghị định 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015(Nghị định 05) và Chương III Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/11/2015.
5, Xây dựng và ban hành Quy chế dân chủ cơ sở; Quy chế đối thoại định kỳ
Tại nơi làm việc theo quy định tại Nghị định 60/2013/NĐ-CP ngày 19/06/2013.
6, Thương lượng, ký kết và gửi Thỏa ước Lao động tập thể đến cơ quan Quản lý Nhà nước
Về lao động cấp tỉnh theo quy định Chương V của Bộ luật Lao động năm 2012, Chương III Nghị định 05 và Điều 3 Thông tư 29/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/7/2015. (Đây là việc không bắt buộc, có thể thương lượng).
7, Xây dựng và ban hành Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định 05. (Nội dung này nằm trong quy chế lao động của Công ty. Cần phải có nội dung này thì mới có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động theo Khoản 1 Điều 38 Bộ Luật lao động năm 2012).
8, Thực hiện thủ tục thành lập tổ chức Công đoàn cơ sở
Theo quy định Khoản 1, Khoản 3 Điều 189 của Bộ Luật lao động 2012 và Điều năm Luật Công đoàn 2012 (Đây cũng không phải việc bắt buộc).
 Nguồn: Internet

#HSM #Listviechanhchinhnhansu2020
#HumanStrategyManagement

🔸 Thông tin về HSM:

HSM – Đơn vị chuyên tư vấn quản trị nhân sự và đào tạo huấn luyện doanh nghiệp với các gói giải pháp:

– Đào tạo In-house (Đào tạo theo yêu cầu của từng doanh nghiệp)

– Đào tạo Public (Mở lớp, chiêu sinh với học viên đến từ đa dạng các doanh nghiệp) bao gồm các khóa học đào tạo quản lý cấp trung, quản lý nhân sự, kỹ năng mềm. Xem thêm tại: http://bit.ly/khoa-hoc-tai-HSM

– Tư vấn xây dựng hệ thống đào tạo, hệ thống quản trị nhân sự cho doanh nghiệp

*) Hotline: 0965 609 220

*) Email: info@hsm.edu.vn

*) Địa chỉ: Tầng 3, sảnh Trung tâm thương mại, Ecolife Capitol, 58 Tố Hữu, Hà Nội.

(Chúng tôi cung cấp giải pháp Đào tạo, Tư vấn trên toàn quốc)