Các phong cách lãnh đạo cơ bản nhất hiện nay mà nên biết

Phong cách lãnh đạo (Leadership Style) được hiểu là đặc trưng của nhà quản lý, lãnh đạo trong mối quan hệ với nhân viên, đội nhóm. Thông thường, mỗi nhà quản lý sẽ có những đặc trưng khác nhau trong phong cách lãnh đạo của mình. Bài viết này Học viện chiến lược Nhân sự HSM sẽ chỉ ra các phong cách lãnh đạo cơ bản nhất hiện nay.

Phong cách lãnh đạo độc đoán

Phong cách lãnh đạo độc đoán hay còn gọi là phong cách lãnh đạo chuyên quyền. Trong thời đại mở như hiện nay, đây được xem là dạng lãnh đạo hơi tiêu cực khi mà nhà lãnh đạo không cần tham khảo hay thông qua ý kiến của bất kỳ ai mà tự mình quyết định.

Nếu nhà lãnh đạo có tài, có tầm thì vận dụng phong cách này khá hiệu quả. Tuy nhiên, chúng thường gây ra những bất đồng trong mối quan hệ giữa sếp và nhân viên. Về lâu dài, nếu không khéo léo có thể gây ra những xích mích hoặc sự không hài lòng đối với đội ngũ nhân sự dưới quyền. 

Phong cách lãnh đạo chiến lược

Nhắc đến các phong cách lãnh đạo cơ bản, không thể bỏ qua kiểu lãnh đạo chiến lược. Đây là việc thực hiện các hoạt động có sự cân bằng giữa mục tiêu, chiến lược đề ra với năng lực hiện tại của doanh nghiệp. Kiểu lãnh đạo này khá thực tế và dễ dàng cân bằng được công việc cho nhân viên.

Phong cách lãnh đạo giao dịch

Đúng như tên gọi, việc triển khai các hoạt động giữa lãnh đạo và nhân viên tương tự như các giao dịch. Đó là khi bạn hoàn thành tốt nhiệm vụ sẽ được quản lý khen thưởng, cao hơn có thể đề xuất các cơ hội thăng tiến. Đây là phong cách lãnh đạo đang được các tổ chức ưa chuộng.

Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả, nhà lãnh đạo cần xác lập các mục tiêu sao cho có thể thực thi được và không vượt quá năng lực của nhân viên nhiều. 

Phong cách lãnh đạo quan liêu

Phong cách này xuất hiện khá phổ biến ở các tập đoàn lớn, công ty gia đình hoặc xuất hiện nhân lực là con ông cháu cha. Lúc này, đội ngũ lãnh đạo, quản lý thường không có quá nhiều đột phá trong hoạt động lãnh đạo nhân viên. Chủ yếu các cách thức cũ được truyền từ thế hiện trước sang thế hệ sau. 

Do đó, nếu hoạt động hiệu quả sẽ vẫn tiếp tục được thực thi còn các hoạt động yếu kém thường không có quả nhiều thay đổi tích cực.

Phong cách lãnh đạo dân chủ

Trong số các phong cách lãnh đạo hiện nay, dân chủ là hình thức lãnh đạo khá được đề cao. Đây là việc nhà quản lý đưa ra quyết định dựa trên ý kiến đóng góp và đề xuất của nhân viên dưới quyền. Hay nói cách khác, nhà lãnh đạo rất có thành ý trong việc tiếp nhận ý kiến nhân viên, dù họ vẫn là người đưa ra quyết định cuối cùng.

Phong cách lãnh đạo trao quyền

Giữa nhiều phong cách lãnh đạo khác nhau, trao quyền là việc tạo điều kiện cho nhân viên phát huy năng lực của bản thân. Khi đó, họ được phép thực hiện các công việc, triển khai các hoạt động theo ý mình trong một giới hạn nào đó. Đây là cách rất hiệu quả để phát huy năng lực nhân viên.

Phong cách quản lý chuyển đổi

Công nghệ số và kỹ thuật phát triển là thời buổi mọi thứ liên tục vận động. Hoạt động kinh doanh, xây dựng đội nhóm cũng vậy. Lúc này, lãnh đạo chuyển đổi là cách để doanh nghiệp bứt phá và đi nhanh nhất có thể. 

Để làm được điều này, nhà lãnh đạo sẽ liên tục tạo ra những cột mốc và khích lệ nhân viên vượt ra khỏi vùng an toàn này. Do đó, các bản kế hoạch theo tuần, tháng, quý, năm sẽ liên tục được cập nhật.

Phong cách lãnh đạo huấn luyện

Đây là phong cách được nhiều nhà quản lý áp dụng. Điều này có nghĩa là bạn vừa đào tạo, huấn luyện kết hợp với khích lệ tinh thần tự giác làm việc cho nhân viên. Thông thường, nhà quản lý sẽ hiểu và nắm rõ nhân viên mình yếu ở điểm nào, kỹ năng chuyên môn nào cần cải thiện. Từ đó, có các buổi Coaching để nâng cao năng lực và trình độ. Hoạt động này vô cùng hiệu quả khi giúp cải thiện hiệu suất công việc.

Trên đây là 8 phong cách lãnh đạo cơ bản nhất hiện nay. Nếu để nói trong các phong cách lãnh đạo này, phong cách nào hiệu quả nhất thì thật là khó. Bởi lẽ trong từng hoàn cảnh, điều kiện cụ thể, nhà lãnh đạo cần linh hoạt vận dụng cách thức biến đổi sao cho phù hợp nhất. Và việc vận dụng các phong cách lãnh đạo khác nhau là việc vô cùng quan trọng để đạt được hiệu quả kinh doanh và quản lý đội nhóm.