03 PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TƯ DUY PHẢN BIỆN

🎯 03 PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TƯ DUY PHẢN BIỆN

Tư duy phản biện là nghệ thuật vận dụng lập luận để phân tích ý tưởng, đào sâu hơn tới tiềm năng thực sự của mỗi người. Tư duy phản biện không phải là nghĩ nhiều hơn hay kỹ hơn, mà là nghĩ tốt hơn. Việc hoàn thiện kỹ năng tư duy phản biện sẽ duy trì trí tò mò của bạn suốt cả cuộc đời. Tuy nhiên, không có con đường nào trải đầy hoa hồng. Tư duy phản biện đòi hỏi tính kỷ luật cao. Lối tư duy này được duy trì dựa trên tổng hòa của quá trình phát triển ổn định, động lực và khả năng nhìn nhận bản thân một cách chân thực nhất – ngay cả khi phải đối mặt với những thực tế khó “nuốt trôi”.

BÀI VIẾT DƯỚI ĐÂY GIỚI THIỆU TỚI BẠN ĐỌC 03 PHƯƠNG PHÁP ĐỂ TĂNG KHẢ NĂNG TƯ DUY PHẢN BIỆN.

PHƯƠNG PHÁP 1: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG ĐẶT CÂU HỎI

1/ XEM XÉT LẠI NHỮNG NHẬN ĐỊNH CỦA BẢN THÂN.

Chúng ta nhận định về hầu hết tất cả mọi thứ. Đó là cách thức não bộ xử lý từng thông tin cụ thể và giúp ta sinh sống mỗi ngày. Nhận định có thể được coi là nền móng của nền tảng phản biện. Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra nếu nhận định của bạn sai, hoặc ít nhất không hoàn toàn đúng sự thật? Bạn sẽ cần xây dựng lại nền móng này từ đầu.

Xem xét lại nhận định là như thế nào? Einstein đã từng thắc mắc về một nhận định: liệu các định luật của Newton về chuyển động có thể mô tả chuẩn xác thế giới này hay không? Einstein đã phát triển nền tảng phản biện hoàn toàn mới mẻ để nhìn nhận thế giới, bằng cách mô tả lại suy nghĩ của bản thân về điều đã xảy ra, bắt đầu từ con số không.

Chúng ta có thể xem xét lại những nhận định theo cách tương tự. Vì sao chúng ta cảm thấy cần phải ăn sáng ngay cả khi không đói? Vì sao chúng ta thừa nhận rằng mình sẽ thất bại ngay cả khi chưa thử bắt tay vào làm?

Liệu chúng ta còn mặc nhiên tin vào những nhận định nào mà chúng có thể bị phá vỡ sau khi được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn?

2/ ĐỪNG CHẤP NHẬN THÔNG TIN TỪ CHÍNH QUYỀN CHO TỚI KHI BẠN TRỰC TIẾP KIỂM TRA THÔNG TIN ĐÓ
Tương tự như các nhận định, việc tiếp thu thông tin từ chính quyền cũng có thể hữu dụng. Thay vì kiểm tra lại thông tin của người khác, chúng ta thường chia thông tin thành loại có nguồn gốc đáng tin cậy và không đáng tin cậy. Phương pháp này giúp chúng ta không mất thời gian và công sức kiểm tra lại toàn bộ những thông tin mình tiếp cận. Tuy nhiên, chính điều đó cũng ngăn cản ta tìm hiểu đến tận cùng những thông tin mà ta cho là có nguồn gốc đáng tin cậy, ngay cả khi thông tin đó chưa hẳn đã chuẩn xác. Những thông tin được đăng tải trên tạp chí hoặc vô tuyến không đồng nghĩa với việc chúng phản ánh sự thật.

Tạo dựng thói quen sử dụng bản năng để tìm hiểu các thông tin đáng ngờ. Hãy yêu cầu làm rõ vấn đề khi lời giải thích của ai đó chưa khiến bạn hài lòng. Nếu không đặt câu hỏi, bạn có thể đọc thêm hoặc tự mình kiểm tra tính chính xác của thông tin. Sớm thôi, bạn sẽ trở nên nhanh nhạy khi tự đánh giá thông tin nào cần nghiên cứu kỹ lưỡng hơn và thông tin nào là chính xác.

3/ XEM XÉT MỌI THỨ
Bạn đã đọc về việc cân nhắc các nhận định cũng như kiểm tra thông tin từ cơ quan chính quyền, giờ là lúc bạn biết mình nên xem xét tất cả mọi thứ. Đặt câu hỏi có lẽ là tinh hoa của tư duy phản biện. Nếu không biết phải hỏi gì hoặc không đưa ra câu hỏi từ đầu, bạn sẽ không thể có câu trả lời. Tìm kiếm câu trả lời một cách thông minh chính là tư duy phản biện.
– Cơ chế của sét hòn là gì?
– Cá rơi từ trên trời xuống nước Úc như thế nào?
– Chúng ta có thể làm điều gì có ý nghĩa để chống lại tình trạng đói nghèo trên toàn cầu?
– Chúng ta có thể chấm dứt hoạt động sản xuất vũ khí hạt nhân như thế nào?

PHƯƠNG PHÁP 2: ĐIỀU CHỈNH QUAN ĐIỂM CỦA BẢN THÂN

1/ HIỂU RÕ ĐỊNH KIẾN CỦA CHÍNH MÌNH
Quan điểm cá nhân có thể mang tính chủ quan, yếu ớt và đầy hằn học. Một nghiên cứu gần đây cho thấy những bậc cha mẹ được tiếp cận thông tin chuẩn xác về mức độ an toàn của vắc-xin lại ít khả năng cho con đi tiêm hoặc uống vắc-xin. Vì sao vậy? Giả thuyết được đưa ra là những vị phụ huynh này chấp nhận thông tin là đúng sự thật, nhưng sự thật đó vẫn ảnh hưởng tới lòng tự trọng của họ — một điều quan trọng với phần đông mọi người. Hãy hiểu rõ định kiến của bản thân và những hoàn cảnh mà định kiến ảnh hưởng tới cách thức bạn xử lý thông tin.

2/ TÍNH TRƯỚC NHIỀU BƯỚC
Đừng chỉ nghĩ ngắn 1-2 bước, hãy nghĩ xa hơn. Tưởng tượng bạn là đại kiện tướng cờ vua, và bạn đang thi đấu với đối thủ có khả năng nghĩ trước vài chục nước đi cùng hàng trăm thế cờ. Bạn phải đấu trí với người này. Hãy tưởng tượng những khả năng có thể xảy ra trong tương lai khi bạn giải quyết một vấn đề nào đó.

Jeff Bezos, Giám đốc Điều hành của Amazon.com, là người hiểu rất rõ ích lợi của việc tính trước nhiều bước đi. Ông chia sẻ với Tạp chí Wired vào năm 2011: “Nếu mọi thứ bạn làm đều hướng tới viễn cảnh trong 3 năm tiếp theo, bạn sẽ phải cạnh tranh với rất nhiều người. Nhưng nếu bạn sẵn sàng đầu tư vào viễn cảnh trong 7 năm tới, bạn chỉ phải cạnh tranh với một phần nhỏ trong số đó, bởi rất ít công ty dám đầu tư như vậy.”
Dòng sản phẩm Kindle đã xuất hiện vào năm 2007 sau hơn 3 năm phát triển và hoàn thiện, vào thời điểm mà độc giả của sách điện tử gần như không tồn tại.

3/ ĐỌC NHỮNG CUỐN SÁCH KINH ĐIỂN
Không gì có thể sánh bằng sự biến đổi của một cuốn sách tuyệt vời. Dù cuốn sách đó là Moby Dick hay tác phẩm của Philip K. Dick, những áng văn kinh điển có sức mạnh thúc đẩy tranh luận (trong văn học), khai sáng (văn học phi hư cấu) hoặc khơi gợi cảm xúc (thơ). Việc đọc không chỉ dành cho “mọt sách”. Elon Musk, “người khổng lồ” trong lĩnh vực công nghệ, chia sẻ rằng ông đã thông thạo về khoa học tên lửa bằng cách “đọc và đặt câu hỏi.”

🔸 HSM GỢI Ý BẠN MỘT SỐ ĐẦU SÁCH HAY NÊN ĐỌC ĐỂ TĂNG KHẢ NĂNG TƯ DUY PHẢN BIỆN

– “Tư duy nhanh và chậm” (Thinking fast and slow) của nhà tâm lý học Daniel Kahneman
– “Lối mòn của tư duy cảm tính” để tránh đưa ra những quyết định sai lầm
– “Tư duy phản biện: Công cụ để đảm đương công việc và cuộc sống” (Critical Thinking: Tools for Taking Charge of Your Professional and Personal Life)
– “Đặt câu hỏi đúng: Dẫn lối tư duy phản biện” (Asking the right questions: A guide to critical thinking).

4/ ĐẶT MÌNH VÀO VỊ TRÍ CỦA NGƯỜI KHÁC
Lòng thấu cảm cũng giúp bạn phát triển kỹ năng tư duy phản biện. Dù là cải thiện chiến thuật đàm phán hay cảm thụ văn thơ tốt hơn, việc đặt mình vào vị trí của người khác sẽ giúp bạn tưởng tượng được động cơ, nguyện vọng và lo lắng của họ. Bạn có thể sử dụng thông tin này như một lợi thế, cải thiện khả năng thuyết phục của bản thân, hoặc đơn thuần trở thành một người tử tế hơn. Thấu cảm không phải là hành động vô cảm.

PHƯƠNG PHÁP 3: THỰC HIỆN TẤT CẢ CÁC BƯỚC TRÊN

1/ HIỂU RÕ NHỮNG LỰA CHỌN CỦA BẢN THÂN
Vì lý thuyết thông thường có thể lỗi thời sau một thời gian dài, hiểu biết về lựa chọn của bản thân sẽ có ích khi bạn muốn áp dụng kỹ năng tư duy phản biện để hành động. Liệt kê toàn bộ các lựa chọn, sau đó cân nhắc từng lựa chọn một.

2/ Ở BÊN CẠNH NHỮNG NGƯỜI THÔNG MINH HƠN BẠN
Bạn muốn là chú cá lớn trong ao nhỏ bởi điều đó khiến cái tôi của bạn hài lòng. Hãy vứt bỏ cái tôi đó đi. Nếu thực sự muốn học hỏi, trở nên giỏi giang hơn và phát triển kỹ năng tư duy phản biện, hãy giao du với những người thông minh hơn bạn. Chính những người đó cũng đang làm thân với những người thông minh hơn họ, và bạn cũng có thể chắc chắn rằng sự thông minh ở họ sẽ lan tỏa tới góc nhìn của bạn.

3/ THẤT BẠI CHO TỚI KHI BẠN THÀNH CÔNG
Đừng sợ hãi khi đối mặt với thất bại. Thất bại là cách thức để nhận ra điều gì không đem lại hiệu quả. Tận dụng thất bại bằng cách rút ra kinh nghiệm cho bản thân. Một suy nghĩ hoang đường nhưng rất phổ biến là “những người thành công không bao giờ thất bại”; sự thật là họ thất bại cho tới khi thành công, và thành công của họ là thứ duy nhất mà mọi người thấy được.

 

 LỜI KHUYÊN
– Đừng độc đoán, cũng đừng rụt rè khi phản biện. Tránh sử dụng các từ mang tính tuyệt đối từ “không bao giờ” và chỉ dùng chúng khi bạn hoàn toàn chắc chắn. Tuy nhiên, hãy quả quyết khi phản biện. Ví dụ, câu nói “Chậm mà chắc” sẽ giảm bớt tính khích lệ nếu trở thành “Chậm mà chắc trong một vài trường hợp”.
– Hãy khôn ngoan. Mục tiêu của bạn không phải là người nói mà là những đề xuất họ đưa ra.
– Hỏi ý kiến người khác. Nhiều khả năng họ sẽ đưa ra góc nhìn mới mẻ và có thể thay đổi được cách thức tiếp cận của bạn. Cân nhắc những người trong nhiều nhóm tuổi và nhiều nghề nghiệp khác nhau.
– Luyện tập cách thức phê bình và bạn sẽ tiến bộ. Ghi nhận khi người khác phê bình những nội dung mà bạn đưa ra.
– Đọc bài phê bình của mọi người trên báo chí và sách vở, học hỏi từ lỗi lầm và thế mạnh ở họ để phát triển phong cách của chính mình.
– Phân biệt lập luận diễn dịch và quy nạp, cụ thể là biết được liệu một cuộc tranh luận được thực hiện theo hướng từ chi tiết đến tổng quát hay ngược lại.
– Sử dụng thư viện và mạng Internet để tìm kiếm thông tin về chủ đề mà bạn đang phê bình. Một bài phê bình thiếu hiểu biết đôi khi còn tệ hơn bài phê bình bị triển khai tồi.
– Bạn có thể phản biện tốt hơn rất nhiều nếu chủ đề được phản biện thuộc chuyên môn của bạn. Ví dụ, ai có thể phê bình một bức tranh tốt hơn họa sĩ? Ai có thể phân tích văn học tốt hơn một người viết văn?

 

 CẢNH BÁO
– Bạn có thể tận dụng “phương pháp bánh kẹp”: khen ngợi, đề xuất, khen ngợi. Đối phương sẽ dễ dàng tiếp nhận những lời phê bình hơn qua cách tiếp cận này. Đồng thời, hãy nói tên của người nghe, cười thành thật và nhìn thẳng vào mắt họ.
– Lưu ý phê bình theo cách không gây phản cảm, bởi mọi người có thể “xù lông nhím” khi điều gì đó khiến họ tự hào bị công kích. Đừng gây hấn với một người ủng hộ nạo phá thai bằng cách thuyết trình gay gắt phản đối nạo phá thai. Cách thức đó sẽ chỉ khiến họ khăng khăng bảo vệ lòng tin của mình, hoàn toàn bỏ qua những luận điểm của bạn và củng cố quyết tâm ủng hộ nạo phá thai. Bắt đầu phần phê bình bằng những lời khen ngợi thường đem lại hiệu quả.

Nguồn: wikiHow

#HSM #Tuduyphanbien
#HumanStrategyManagement

🔸 Thông tin về HSM:

HSM – Đơn vị chuyên tư vấn quản trị nhân sự và đào tạo huấn luyện doanh nghiệp với các gói giải pháp:

– Đào tạo In-house (Đào tạo theo yêu cầu của từng doanh nghiệp)

– Đào tạo Public (Mở lớp, chiêu sinh với học viên đến từ đa dạng các doanh nghiệp) bao gồm các khóa học đào tạo quản lý cấp trung, quản lý nhân sự, kỹ năng mềm. Xem thêm tại: http://bit.ly/khoa-hoc-tai-HSM

– Tư vấn xây dựng hệ thống đào tạo, hệ thống quản trị nhân sự cho doanh nghiệp

*) Hotline: 0965 609 220

*) Email: info@hsm.edu.vn

*) Địa chỉ: Tầng 3, sảnh Trung tâm thương mại, Ecolife Capitol, 58 Tố Hữu, Hà Nội.

(Chúng tôi cung cấp giải pháp Đào tạo, Tư vấn trên toàn quốc)