VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP TUYỆT VỜI CỦA 05 CÔNG TY THÀNH CÔNG TRÊN THẾ GIỚI

Ngày nay, phát triển văn hoá doanh nghiệp không còn là một lựa chọn. Người lao động đang bắt đầu coi trọng văn hoá ngang với mức lương và đãi ngộ. Trên thực tế, văn hoá doanh nghiệp tốt còn được kỳ vọng như những chế độ đãi ngộ khác. 

Mặc dù văn hoá ở một doanh nghiệp có thể không áp dụng với doanh nghiệp khác, bạn cũng có thể học được rất nhiều điều bổ ích và bắt tay vào xây dựng một văn hoá làm việc tuyệt vời. 

Zappos: Tương thích văn hoá là mấu chốt tuyển dụng 

Zappos là một hệ thống bán lẻ giày dép trực tuyến có trụ sở ở Mỹ và đã được Amazon mua lại với giá 1.2 tỉ đô vào năm 2009. Công ty này đã trở nên nổi tiếng một phần vì văn hoá bên cạnh mô hình kinh doanh thành công. Vậy văn hoá đó là gì? 

Tất cả bắt đầu từ buổi phỏng vấn đánh giá liệu ứng viên có phù hợp với công ty, và buổi phỏng vấn này đóng vai trò quyết định một nửa trong quyết định tuyển dụng. Nhân viên mới sẽ được nhận 2,000 USD nếu họ nghỉ việc sau tuần tập huấn đầu tiên nếu thấy công việc không phù hợp với mình. Thêm vào đó, 10 giá trị cốt lõi của doanh nghiệp luôn in sâu trong mỗi cá nhân. Thăng tiến được xét duyệt từ những ứng viên đỗ bài kiểm tra chuyên môn và tiến bộ năng lực chứ không phải từ bè phái công sở. Ngân sách hàng năm cũng được dành ra cho việc xây dựng đội ngũ và văn hoá làm việc. 

Văn hoá tốt là nền tảng tốt

Chế độ đãi ngộ tốt, môi trường làm việc vui vẻ và tận tình chăm sóc để vừa làm khách hàng  đều phù hợp với cách tiếp cận về văn hoá của Zappos. Một khi bạn đã xây dựng được nền văn hoá phù hợp, dịch vụ khách hàng và thương hiệu tốt sẽ đi kèm. 

Văn phòng thể hiện rõ văn hoá công ty của Zappos. Nguồn ảnh: Zappos Insights.

Bài học

Zappos tuyển dụng dựa vào tương thích văn hoá của ứng viên. Điều này đã thiết lập rằng hoá nhập được với văn hoá công ty là điều quan trọng nhất. Sự tương thích này giúp phát triển văn hoá doanh nghiệp và giữ cho nhân viên hạnh phúc, từ đó sẽ đảm bảo dịch vụ khách hàng tốt. 

Warby Parker: Đội ngũ chuyên phát triển Văn hoá doanh nghiệp

Warby Parker là công ty gia công và bán lẻ kính thuốc trực tuyến từ năm 2010. Công ty này tự thiết kế các mẫu kính và bán trực tiếp tới người tiêu dùng để bỏ qua bên trung gian và giữ được giá thành thấp. 

Văn hoá doanh nghiệp ở Warby Parker khuyến khích những buổi “tập kích văn hoá,” và một lý do cho sự thành công của họ chính là sự tận tâm của một đội ngũ nhân viên trong việc xây dựng văn hoá. Đội ngũ nhân viên này đảm bảo một môi trường tích cực qua việc tổ chức các buổi bữa trưa vui vẻ, sự kiện và chương trình. Công ty này đảm bảo rằng sẽ luôn có chương trình đáng chờ đợi ở phía trước. Warby Parker cũng đảm bảo rằng cả nhóm sẽ phối hợp cùng nhau và tất cả mọi người tham gia dọn dẹp và ăn trưa với những người khác nhau. 

Nguồn ảnh: led-nyc.com

Bài học 

Warby Parker đã xây dựng văn hoá bằng cách uỷ quyền cho một bộ phận chuyên tổ chức các hoạt động xây dựng cộng đồng. Văn hoá doanh nghiệp không thể tự phát triển đâu nhé. 

Southwest Airlines: Phá bỏ định kiến về văn hoá doanh nghiệp trong hàng không

Ngành hàng không ở Mỹ thường chịu phàn nàn vì tiếp viên cáu kỉnh và dịch vụ khách hàng kém. Nhưng hãng hàng không Southwest Airlines đã thay đổi điều đó. Khách hàng trung thành thường khen ngợi nhân viên vui vẻ, thân thiện và sẵn sàng giúp đỡ của hãng. 

Southwest không phải là một tân binh nữa. Hãng đã có 43 năm trong ngành. Thế nhưng trong suốt thời gian này, công ty luôn truyền thông tốt về mục tiêu và tầm nhìn tới nhân viên để luôn giữ họ là một đội đồng bộ. Southwest cũng cho phép nhân viên làm tất cả để giữ cho khách hàng vui vẻ để có thể thực hiện được tầm nhìn đó. 

Nguồn ảnh: Harvard Business Review

Bài học 

Khi nhân viên được thuyết phục về một mục tiêu chung lớn hơn, họ sẽ sẵn lòng phục vụ và trở thành 1 phần của mục tiêu đó. 

Google: Ông trùm của văn hoá doanh nghiệp làng startup

Sẽ là một thiếu sót nếu không nhắc đến Google trong list này. Google đã xây dựng thương hiệu văn hoá doanh nghiệp lớn mạnh trong nhiều năm, và công ty cũng đã đặt tiêu chuẩn về đãi ngộ nhân viên cho rất nhiều startup. Đồ ăn miễn phí, du lịch cùng công ty, tiệc tùng, thưởng nóng, lãnh đạo thuyết trình mở với công chúng, phòng tập gym và văn phòng thân thiện với chó, và còn rất nhiều nữa. Nhân viên Google cũng nổi tiếng là những người tài năng và có ý chí phấn đấu bậc nhất. 

Văn hoá lớn mạnh cùng doanh nghiệp

Khi Google phát triển và vươn ra các nước, để giữ được một văn hoá đồng bộ giữa trụ sở và các văn phòng vệ tinh và ngay trong công ty là rất khó. Công ty càng lớn, văn hoá doanh nghiệp càng cần phải tự cải tổ để đáp ứng nhu cầu quản lý và của nhân viên. 

Khi Google vẫn được đánh giá cao vì mức lương, đãi ngộ và chính sách ươm mầm nhân tài, vẫn có những nhân viên báo cáo về những vấn đề bất cứ doanh nghiệp lớn nào gặp phải. Chẳng hạn như căng thẳng và làm việc trong môi trường cạnh tranh như vậy. Tuyển dụng khắt khe và kỳ vọng cao với nhân viên có thể sẽ gây nhiều căng thẳng nếu văn hoá của doanh nghiệp bạn không tạo điều kiện cho sự cân bằng công việc-đời sống. 

Văn hoá doanh nghiệp Google
Trụ sở văn phòng của Google. Nguồn ảnh: NUS

Bài học 

Ngay cả văn hoá doanh nghiệp tuyệt vời nhất cũng cần tự đánh giá mình để đáp ứng nhu cầu phát triển của công ty. Nền văn hoá thành công sẽ dẫn tới doanh nghiệp thành công. Và điều này đòi hỏi một văn hoá lớn mạnh cùng doanh nghiệp. 

Twitter: Tin tưởng vào điều bạn đang làm

Nhân viên Twitter không thể ngừng khen ngợi về văn hoá chỗ làm của mình. Họp trên tầng thượng, đồng nghiệp thân thiện và môi trường đồng đội gắn kết tạo động lực cho nhân viên hướng tới mục tiêu của doanh nghiệp. Tất cả những điều này giúp Twitter đạt được những lời khen ngợi đó. 

Nhân viên Twitter cũng được hưởng những đãi ngộ như đồ ăn miễn phí, lớp học yoga và thời gian nghỉ phép không thời hạn (với một số người) ở trụ sở tại San Francisco. Những đãi ngộ này không mới trong giới startup. Nhưng điều gì khiến Twitter khác biệt> 

Nhân viên của họ luôn nhấn mạnh rằng họ trân trọng môi trường làm việc với những người tài giỏi khác. Họ cũng tự hào là một phần của công ty đang đóng góp một điều quan trọng cho thế giới. Và mọi người luôn đồng lòng rằng không ai bỏ về khi việc chưa xong. 

Văn hoá doanh nghiệp Twitter
Văn phòng của Twitter. Nguồn ảnh: Modlar.

Bài học 

Không gì tốt hơn có đồng đội thân thiện và dễ gần, đồng thời tài năng và yêu mến công việc của họ, Không hoạt động, chương trình hay quy định nào có thể hiệu quả hơn nhân viên vui vẻ, hài lòng và cảm thấy việc làm của mình đang có đóng góp quan trọng cho cuộc đời. 

Nguồn: 

Patel, S. (2015, August 06). 10 Examples of companies with fantastic cultures. Entrepreneur. https://www.entrepreneur.com/article/249174

Để có thêm những bài học về xây dựng văn hoá doanh nghiệp vững mạnh, hãy tham gia khoá học trực tuyến của HSM “Văn Hoá Doanh Nghiệp – Nền Tảng Của Mọi Tổ Chức” và được tư vấn bởi những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Learning & Development tại Việt Nam.



Comments are closed.