06 CÁCH DUY TRÌ ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC HIỆU QUẢ

Vì sao chúng ta luôn đề cao vai trò của động lực?

Chúng ta hay nhắc đến cụm từ “Động lực” trong cuộc sống, và luôn đề cao vai trò của việc duy trì  động lực làm việc đối với sự thành công của cá nhân mỗi người. Vậy “Động lực” là gì và vì sao nó lại có tác động, vai trò to lớn như vậy?

Theo Bedeian (1993), “động lực là cố gắng để đạt mục tiêu của mỗi cá nhân”. 

Theo Kreitner (1995), “động lực là một quá trình tâm lý mà nó định hướng các hành vi cá nhân theo mục đích nhất định”. 

Nhìn chung, “Động lực” được coi là một tâm lý, trạng thái say mê, tự nguyện và khao khát làm việc, bằng mọi nỗ lực của bản thân để đạt được hiệu quả công việc mong muốn. Trong mọi hoàn cảnh, mọi công việc, dù bạn là ai hay làm gì thì Động lực sẽ luôn là yếu tố đầu tiên thúc đẩy và truyền cảm hứng cho bạn làm việc và theo đuổi đam mê, mục tiêu của mình. Như vậy, có thể nói rằng, người có động lực là người biết cách định hướng và dễ dàng nắm giữ chìa khóa thành công.

“Động lực” quan trọng như vậy nhưng không phải ai, lúc nào cũng có thể duy trì được tinh thần làm việc với động lực cao. Mất động lực trong công việc cũng như cuộc sống, không phải điều gì quá lạ lẫm, ai trong chúng ta ít nhiều cũng từng trải qua vài lần trong đời. Mất động lực nói chung có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: do thất bại trong một bước thực hiện công việc, do sự nhàm chán, mệt mỏi, do đặt sai mục tiêu, không biết mình muốn gì và làm gì tiếp theo,… “Động lực” suy cho cùng cũng chỉ là cảm xúc về mặt tâm lý của con người, nên sẽ luôn có những cách để giúp chúng ta giải quyết và vượt qua.

Hôm nay, HSM chia sẻ cùng bạn 07 cách lấy lại động lực làm việc nhanh chóng, giúp tăng hiệu suất cá nhân một cách hiệu quả. Cùng tìm hiểu đó là gì nhé!

Hãy cho não bộ thời gian nghỉ ngơi

Một trong những việc đầu tiên bạn cần làm khi biết mình đang mất động lực chính là cho não bộ thời gian nghỉ bằng một giấc ngủ sâu. Khi não bộ đã không thể tập trung hay mất cảm hứng làm việc, thì dù bạn có cố gắng ngồi làm việc, cố gắng “nhồi nhét” thêm nhiều thông tin thì cũng chỉ là một việc làm vô ích. Không những làm việc không hiệu quả, mà còn khiến bạn càng cảm thấy chán nản, tình trạng mất động lực có thể còn tệ hơn rất nhiều. Giấc ngủ sẽ là điều kiện lý tưởng để não bộ được nghỉ ngơi, để cảm xúc chúng ta trở lại trạng thái bình thường, cảm thấy bình tâm hơn, tinh thần minh mẫn và suy nghĩ thông suốt hơn rất nhiều.. 

Nhớ đến lý do, mục đích ban đầu của công việc

Sau khi đã có cho mình thời gian nghỉ ngơi hợp lý, đây là lúc bạn bắt đầu suy nghĩ về những gì mình đang làm và tự hỏi bản thân: Lý do ban đầu giúp bạn có những hành động/ việc làm này là gì? Chúng sẽ nhanh chóng nhắc nhở bạn về mục đích hay thành quả đang chờ đợi ở tương lai để lấy lại động lực và tiếp tục cố gắng hơn.

Làm điều gì đó mới mẻ

Giữ bản thân bận rộn là cách giúp bạn giải tỏa cảm xúc tốt hơn thay vì bình chân một chỗ. Dòng cảm xúc tiêu cực sẽ quay trở lại và khiến bạn mắc kẹt trong vòng luẩn quẩn. Bạn không nên làm việc liên tục trong một thời gian quá lâu. Nghiên cứu chỉ ra rằng, não bộ con người thường có xu hướng mất tập trung sau 90 phút. Vì vậy, hãy tạo quãng nghỉ trong thời Có thể bắt đầu với các công việc nhỏ như sắp xếp lại tủ quần áo; lau dọn nhà cửa; đọc một vài trang sách, đi bộ, chạy bộ. Chất endorphins được giải phóng bằng việc đi bộ nhanh hoặc chạy nhanh sẽ giúp bạn lấy lại không chỉ năng lượng mà cả sự tập trung.

Thiết lập mục tiêu nhỏ và đo lường chúng

Bạn chắc chắn sẽ có những mục tiêu lớn, dài hạn, nhưng điều nên làm là cần chia nhỏ chúng thành những mục tiêu ngắn hạn, rõ ràng và cụ thể. Điều bạn phải làm là thực hiện và hoàn thành từng mục tiêu đó, cảm hứng, động lực của bạn sẽ trở lại khi đạt được thành công trong từng bước nhỏ thực hiện.

Tạo môi trường làm việc truyền cảm hứng

Môi trường làm việc rất quan trọng, bao quanh bạn nên là những hình ảnh truyền cảm hứng, tạo động lực và cũng cần được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Sự thật là sự lộn xộn sẽ ảnh hưởng đến suy nghĩ của bạn, gây mất tập trung, có thể làm giảm hiệu suất làm việc, cũng như đình trệ công việc nếu bạn ở trong một không gian làm việc bừa bộn.

Tạo mối liên kết với người tích cực

Cũng giống như tạo môi trường làm việc truyền cảm hứng, việc tạo mối quan hệ và giao lưu với những người bạn mạng năng lượng tích cực cũng chính là một “phương thuốc” rất hiệu quả giúp bạn lấy lại động lực. Không thiếu những người có thể truyền cảm hứng cho bạn, có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn. Hãy tìm đến họ và đón nhận nguồn năng lượng tích cực. Không thiếu những người có thể truyền cảm hứng và giúp bạn cảm thấy tốt hơn. Hãy tìm đến họ và đón nhận nguồn năng lượng tích cực.

Tham gia ngay Chương trình “Happy Learning: Bí quyết đột phá hiệu suất cá nhân” của HSM để nhận được nhiều hơn những chia sẻ hữu ích, những phương pháp giúp duy trì cảm hứng, động lực làm việc để đạt hiệu suất cao nhất.

Chương trình “HAPPY LEARNING” – “BÍ QUYẾT ĐỘT PHÁ HIỆU SUẤT CÁ NHÂN”

Thông tin khoá học: Chương trình Happy Learning “Bí quyết đột phá hiệu suất cá nhân”

Thời gian: 8h30 – 17h, Chủ nhật, 20/12/2020 (offline)

Đăng ký tại: https://bit.ly/BQ-dot-pha-hieu-suat-ca-nhan