5 BÍ QUYẾT DẪN GIẢNG TRUYỀN CẢM HỨNG TRONG LỚP HỌC

Từ những trăn trở làm sao dẫn giảng truyền cảm hứng giống như:

  • Bằng cách nào các sư thầy ngồi giảng mà vẫn truyền cảm hứng cho các phật tử;
  • Làm thế nào để những diễn giả đứng trước đám đông hàng nghìn người vẫn truyền cảm hứng cho người nghe;
  • Hay bản thân cũng trăn trở khi các học viên đã thi đỗ trên lớp thì làm thế nào để các học viên đứng giảng thu hút, truyền cảm hứng cho học viên ở dưới, giúp học viên luôn muốn được đi học

Giảng viên Đàm Thế Ngọc đã có buổi chia sẻ trong gần 2 giờ với chủ đề “BÍ QUYẾT DẪN GIẢNG TRUYỀN CẢM HỨNG” vào 20h00 ngày 10/6/2020 với mong muốn giúp các anh chị giảng viên trong các tổ chức, doanh nghiệp có thể truyền cảm hứng hơn trong các bài giảng của mình.

Nội dung buổi chia sẻ bao gồm 2 phần chính, đó là:

  1. Bản chất của việc dẫn giảng truyền cảm hứng
  2. 5 Bí quyết dẫn giảng truyền cảm hứng

PHẦN 1. BẢN CHẤT CỦA VIỆC DẪN GIẢNG TRUYỀN CẢM HỨNG

1. Bản chất của việc dẫn giảng truyền cảm hứng

Theo Cuốn Communicate to influence của tác giả Ben Decker & Kellly Decker, khi chúng ta tương tác giao tiếp và dẫn giảng sẽ đưa ra 4 kết quả như sau:

  • Thứ nhất, nếu dẫn giảng theo cách “Chỉ bảo”: Thường kết nối cảm xúc với học viên thấp và nội dung tập trung vào người nghe
  • Cách dẫn giảng thứ 2 đó là “Thông tin”: Thường kết nối cảm xúc với học viên thấp và nội dung tập trung và bản thân của giảng viên
  • Nếu dẫn giảng theo cách “Giải trí”: Thường kết nối cảm xúc với học viên cao và nội dung tập trung vào bản thân giảng viên
  • Cuối cùng, dẫn giảng truyền cảm hứng sẽ giúp kết nối cảm xúc với học viên cao và nội dung tập trung vào người nghe.

Như vậy, truyền cảm hứng là một trạng thái cảm xúc khi dẫn giảng trên lớp vừa kết nối cảm xúc với học viên, tạo ra năng lượng tích cực, nội dung thông điệp hướng vào học viên, giúp học viên có trạng thái hào hứng và mong muốn áp dụng vào trong công việc

2. Lợi ích của dẫn giảng truyền cảm hứng,  bao gồm 3 lợi ích sau:

  • Kết nối cảm xúc
  • Ghi nhớ thông điệp
  • Hào hứng và tập trung

PHẦN 2. 5 BÍ QUYẾT DẪN GIẢNG TRUYỀN CẢM HỨNG

1. 5 Bí quyết dẫn giảng truyền cảm hứng

Để dẫn giảng truyền cảm hứng, Giảng viên Đàm Thế Ngọc đã chỉ ra 05 bí quyết giúp anh chị tự tin hơn khi trình bày bài giảng của mình, đó là sử dụng công thức SHARP:

  • STORIES – CÂU CHUYỆN
  • HUMOR- HÀI HƯỚC
  • ANALOGIES – TƯƠNG ĐỒNG
  • REFERENCE – TRÍCH DẪN
  • PICTURES/VISUALS – HÌNH ẢNH

STORIES – CÂU CHUYỆN

Những câu chuyện được kể trong quá trình dẫn giảng luôn là nguồn tài nguyên lớn giúp giảng viên truyền cảm hứng tới học viên của mình. Có thể lấy câu chuyện từ chính mình, từ người khác, từ internet hay các câu chuyện ngụ ngôn. Anh/Chị hãy lưu ý rằng, các câu chuyện cần thể hiện được thông điệp muốn truyền tải liên quan tới nội dung dẫn giảng.

Ví dụ như câu chuyện “Hai biển hồ”, câu chuyện”Bỏ thói quen ăn đường” của Mahatma Gandhi hay câu chuyện thành công hoặc thất bại của giảng viên, học viên,….

Để tìm được câu chuyện phù hợp, anh/chị hãy đặt câu hỏi “THÔNG ĐIỆP MÀ HỌC VIÊN CẦN NHỚ LÀ GÌ?”

HUMOR: HÀI HƯỚC

Đây là một trong những kỹ thuật khó, nhiều giảng viên có duyên khi kể chuyện những cũng có những giảng viên rèn luyện vốn từ, vốn hiểu biết của mình để có những phong cách hài hước trong bài giảng. Tuy nhiên, đây cũng là con dao 2 lưỡi bởi vừa phải thì lớp học sẽ vui, hào hứng, nhiều tiếng cười nhưng nếu làm quá lên thì dễ có nhiều học viên không thích hoặc dễ bị thiên về góc giải trí chứ không phải đưa ra thông điệp cần nói.

Anh/chị có thể sử dụng sự sáng tạo của mình để trả lời học viên, bẻ gãy mạch tư duy của học viên nhằm tạo ra tiếng cười, tạo ra sự thoải mái  hoặc định hướng những thông điệp muốn truyền tải tới học viên.

ANALOGIES: TƯƠNG ĐỒNG

Để giải thích chuyên môn dễ hiểu hơn, anh/chị có thể sử dụng sự tương đồng bằng cách liên hệ với những điều gần gũi trong thực tế, trong công việc để diễn giải và minh hoạ.

Ví dụ: Giả sử trong lớp dành cho các bạn trẻ, giúp các bạn khám phá bản thân, định hướng công việc, lựa chọn những công việc phù hợp thì đưa ra câu chuyện nhãn và bưởi để nói về các vùng đất trồng phù hợp với các loại cây này.

Hay như ví dụ trong cuốn “Cách sống” của Inamori Kazuo. Liên hệ 3 nhóm nhân viên giống như ngọn lửa: Nhóm tự bùng cháy, nhóm bắt lửa và nhóm không bắt lửa để đưa ra cái nhìn trực quan, cụ thể và dễ hiểu hơn.

REFERENCES: TRÍCH DẪN

Anh/chị có thể sử dụng trích dẫn của người nổi tiếng có liên quan đến thông điệp muốn truyền tải. Ví dụ như:

 “Tất cả chúng ta đều cần nhận những phản hồi của người khác. Đây là cách để giúp chúng ta tiến bộ” – Bill Gate

“Tôi không sợ những kẻ biết 10.000 kiểu đá khác nhau, tôi chỉ sợ những người luyện 10.000 lần 1 cú đá” – Lý Tiểu Long (Huyền thoại võ thuật)

PICTURES/VISUALS – HÌNH ẢNH

“Một bức ảnh đáng giá hơn nghìn từ

A picture is worth a thousand words” – Ben Shneiderman-

Có ngôn từ kết hợp với hình ảnh thì những điều giảng viên nói sẽ có sức mạnh hơn, truyền cảm hứng và trực quan hơn, minh hoạ cho những điều giảng viên nói

Một số gợi ý danh cho anh/chị để tạo ra những bức ảnh truyền cảm hứng: Ảnh: tự chụp internet, tự thiết kế; Video; Biểu đồ; Infographic

hoặc Số liệu nổi bật,…

2. Kinh nghiệm rèn luyện dẫn giảng truyền cảm hứng

  • Quan sát, tổng hợp, lưu trữ
  • Thực hành và cải tiến liên tục
  • Chọn lọc nguyên liệu phù hợp với tuỳ đối tượng học viên

PHẦN 3: Q&A

Câu hỏi 1: Khi kể câu chuyện cần lưu ý điều gì và tỷlệ/tỷ trọng trong bài ra sao?

Chưa có nghiên cứu cụ thể. Tuy nhiên có fact tell – story sell.  Thời điểm đưa ra những câu chuyện cần liên quan đến chủ đề bài của mình. Những thời điểm cần lưu ý, truyền tải thông điệp tới học viên thì đưa ra theo Mô hình SHARP

Câu hỏi 2: Anh Ngọc có thể chia sẻ một số nguồn/ đầu sách mà anh hay tham khảo/ tìm hiểu để tích luỹ các minh hoạ đưa vào bài giảng của mình thêm thú vị dễ hiểu không ạ?

Trả lời:

Có nhiều cách khác nhau để đưa tư liệu vào bài giảng:

  • Đọc Sách: Dịch vụ khách hàng (mua các cuốn sách về dịch vụ khách hàng) -> đưa ra sách và thực tế có mối liên hệ nào với nhau để áp dụng và liên kết với thực tế. Trên fanpage của HSM có các đầu sách phù hợp hay và ý nghĩa. Cố gắng cung cấp thêm các câu chuyện về giảng dạy, quản lý đăng trên fanpage.
  • Tham gia các khoá học khác nhau, lấy tư liệu từ người thầy của mình (nguồn trích dẫn, câu chuyện,..) sau đó lưu trữ
  • Qua công việc thực tế của bản thân
  • Ghi chép lại, lưu trữ lại (như training: lưu trữ câu chuyện, khó khăn của học viên; các anh chị quản lý: Lưu trữ lại các câu chuyện của nhân viên)

Ví dụ: Gần đây, cộng đồng mạng đang chia sẻ lại câu chuyện cây tre và quá trình sinh trưởng. Anh/Chị có thể lấy câu chuyện này, lưu trữ vào kho lưu trữ của mình để sử dụng khi phù hợp

Câu 3: Tips để lưu trữ hiệu quả gì? vì thường là đọc xong là thôi, không có phương pháp lưu trữ gì. Sau này có nhớ đến thì cũng chỉ nhớ nhớ khó tìm lại.

Trả lời:

  • Đưa vào bài giảng đang soạn (trainer guide, footnote)
  • Đang đọc sách ở sân bay hoặc nơi nào đó: Copy vào phần lưu trữ rồi sau đưa vào kho lưu trữ sau
  • Đọc sách giấy: chụp lại rồi phân loại tri thức.
  • Sử dụng bảng excel, các công cụ lưu trữ
  • Thực tế HSM: Thầy Ngọc nghe câu chuyện và áp dụng và lớp học

Câu hỏi 4: Trong trường hợp học viên rất ấn tượng với story của giảng viên nhưng lại không thấy phù hợp với bản thân của học viên và không áp dung thực tế thì giảng viên nên làm thế nào hoặc rất thích tham gia các khóa học nhưng vẫn không áp dung thực tế

Trả lời:

Do chưa có bối cảnh thực tế nên có một số gợi ý tới anh/chị: Kinh nghiệm thực tế cho thấy các giảng viên đã giảng lâu năm thường bị cháy giờ do có nhiều kiến thức mong muốn chia sẻ với học viên của mình. Trong công tác design chương trình cần tiết chế các câu chuyện, sau đó chia sẻ sau, đưa ra các câu chuyện phù hợp với thực tế và nhu cầu của học viên.

Cuối cùng, HSM trân trọng gửi lời cảm ơn tới các anh chị đã quan tâm tới chương trình “BÍ QUYẾT DẪN GIẢNG TRUYỀN CẢM HỨNG” do Học viện chiến lược nhân sự HSM tổ chức. Đây là chương trình nằm trong chuỗi sự kiện “Learning & Development Series-Bí mật từ người trong cuộc” nhằm nâng cao năng lực của nhân sự làm trong ngành L&D.

Như hình ảnh “Hiệu ứng cánh bướm”: Một hành động nhỏ của chúng ta bây giờ đâu đó có thể tạo ra thành quả trong tương lai. Tips nhỏ của HSM đưa đến những tiền đề trong công việc, cuộc sống của anh chị để anh chị trở thành giảng viên truyền cảm hứng trong tương lai.

Các hoạt động đào tạo mà HSM đang triển khai:

– Các chương trình public

– Các chương trình inhouse: Thực hiện các chương trình đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp.