CÁCH BỐ TRÍ CÁC DẠNG PHÒNG HỌC TRONG ĐÀO TẠO

CÁCH BỐ TRÍ CÁC DẠNG PHÒNG HỌC TRONG ĐÀO TẠO

Việc bố trí lớp học hoặc phòng đào tạo một cách phù hợp có thể có tác động đáng kể đến trải nghiệm học tập của học viên, đặc biệt khi lớp học có các hoạt động mà học viên cần tham gia tương tác nhiều.

Bài viết dưới đây HSM gửi đến anh/ chị một số cách bố trí các dạng phòng học trong đào tạo, ưu & nhược điểm. Hi vọng qua bài viết anh/ chị sẽ lựa chọn được cách bố trí lớp học của mình sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Bất kể cách bố trí lớp học mà anh/ chị chọn là gì, hãy luôn nhớ đến mục đích của buổi đào tạo và xác định bố cục/ phong cách lớp học tốt nhất để đạt được hiệu quả đào tạo.

1/ Phong cách lớp học


🎯 Cách bố trí theo phong cách lớp học sẽ phù hợp cho hoạt động đào tạo kiểu bài giảng truyền thống, nơi các học viên ngồi đối diện trực tiếp với giảng viên. Cách này cũng phù hợp với phòng học có nhiều học viên tham dự.

 Ưu điểm:
– Có thể sắp xếp cho nhiều người tham gia trong không gian nhỏ
– Giảng viên có thể quan sát nét mặt của từng học viên
Các học viên không cần phải quay cổ lại để đối mặt với giảng viên.

 Nhược điểm:
– Có giới hạn về không gian và khả năng di chuyển cho việc tham gia của các học viên trong các hoạt động nhóm.
– Có thể gây ra một số lần mất tập trung cho các học viên khác khi có một vài học viên di chuyển ra/ vào khỏi mỗi hàng (Cố gắng giữ khoảng cách tối thiểu 90cm giữa các hàng).

2/ Phong cách ngồi theo cụm


🎯 Việc sắp xếp chỗ ngồi theo cụm là cách lý tưởng để tạo điều kiện học tập theo nhóm. Nó khuyến khích các cuộc thảo luận nhóm và sự tương tác của học viên. Ưu điểm:
Có lợi cho các hoạt động nhóm
Khuyến khích sự tương tác dễ dàng giữa các học viên
Tạo môi trường thân thiện và cởi mở
Không gian rộng lớn để làm việc trên các hoạt động nhóm như vẽ sơ đồ tư duy,…
Cho phép giảng viên di chuyển dễ dàng và tương tác hiệu quả với học viên.

 Nhược điểm:
Có thể khó sắp xếp, đặc biệt khi kích thước phòng nhỏ
Một số người học có thể ngồi quay lưng lại với giảng viên

3/ Phong cách chữ U


🎯 Bố trí lớp học hình chữ U sẽ giúp khuyến khích sự tương tác của toàn bộ lớp. Nó tạo một cảm giác về sự thống nhất giữa các học viên và thu hút sự chú ý của mỗi cá nhân. Ưu điểm:
– Giao tiếp bằng âm thanh và hình ảnh tốt, tất cả giảng viên và học viên đều dễ dàng nhìn và nghe mọi người trong lớp
– Khuyến khích sự tương tác giữa các học viên
– Thích hợp cho các hoạt động nhập vai.

 Nhược điểm:
– Có thể không sắp xếp được nhiều học viên so với các bố trí không gian kiểu khác
– Học viên có thể cần quay đầu sang một bên để tương tác với giảng viên trong thời gian dài, dễ gây căng cơ cổ.

4/ Phong cách sân khấu/ hội thảo


🎯 Với cách bố trí này, tất cả các ghế đều hướng lên trên đối diện với nơi giảng viên đứng. Phong cách này phù hợp các cuộc nói chuyện ngắn và thuyết trình bán hàng. Ưu điểm:
– Giảng viên có thể quan sát nét mặt của tất cả những người tham dự
– Cho phép tập trung hoàn toàn vào giảng viên và bài thuyết trình/ bài giảng.

 Nhược điểm:
– Không phù hợp cho các buổi đào tạo thời gian dài vì người tham dự có xu hướng bồn chồn và cử động nhiều do không có bàn để tựa vào nghỉ ngơi
– Bị hạn chế các hoạt động nhóm khi cần tương tác, thảo luận.

#HSM #Cacdangphongdaotao
#HumanStrategyManagement

🔸 Thông tin về HSM:

HSM – Đơn vị chuyên tư vấn quản trị nhân sự và đào tạo huấn luyện doanh nghiệp với các gói giải pháp:

– Đào tạo In-house (Đào tạo theo yêu cầu của từng doanh nghiệp)

– Đào tạo Public (Mở lớp, chiêu sinh với học viên đến từ đa dạng các doanh nghiệp) bao gồm các khóa học đào tạo quản lý cấp trung, quản lý nhân sự, kỹ năng mềm. Xem thêm tại: http://bit.ly/khoa-hoc-tai-HSM

– Tư vấn xây dựng hệ thống đào tạo, hệ thống quản trị nhân sự cho doanh nghiệp

*) Hotline: 0965 609 220

*) Email: info@hsm.edu.vn

*) Địa chỉ: Tầng 3, sảnh Trung tâm thương mại, Ecolife Capitol, 58 Tố Hữu, Hà Nội.

(Chúng tôi cung cấp giải pháp Đào tạo, Tư vấn trên toàn quốc)