CÁCH ĐẶT MỤC TIÊU ĐỂ ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ KHOÁ ĐÀO TẠO

Ngạn ngữ có câu “Trứng gà bán đắt hơn trứng vịt bởi con gà nó biết gáy”. 

Nếu bộ phận đào tạo bỏ ra rất nhiều công sức nhưng không đo đếm được hiệu quả mang lại, thì quả thật đáng tiếc! Vì vậy, người làm đào tạo cần có kỹ năng đặt mục tiêu trước khi bắt đầu một khoá đào tạo để sau khi tổ chức xong, có thể đo lường được hiệu quả. Bài viết này sẽ chia sẻ về cách thức đặt mục tiêu trước khi bắt đầu một khoá đào tạo.

ĐẶT MỤC TIÊU TRONG ĐÀO TẠO

Công cụ SMART luôn là công cụ hiệu quả trong việc đặt mục tiêu nói chung. Các mục tiêu càng rõ ràng, công tác đo lường được triển khai càng dễ. Ví dụ: Anh/chị chỉ đặt mục tiêu là đào tạo tiếng Anh cho 30% cán bộ nhân viên trong Công ty, thì sẽ rất khó đo đếm xem mình đạt mục tiêu hay chưa. Thay vì thế, có thể đặt mục tiêu “Vào tháng 12 năm 2020, 30% cán bộ nhân viên Công ty đạt trình độ Tiếng Anh TOEIC 450”.

Về đặt mục tiêu trong đào tạo, ở cấp độ cơ bản, anh/chị cần thực hiện theo 03 bước sau:

BƯỚC 01: XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU TỔNG THỂ

Cần xác định tổng quan người đào tạo mong muốn học viên sẽ thay đổi về KIẾN THỨC, HÀNH VI hay THÁI ĐỘ sau khoá đào tạo. Điều này cũng tuỳ thuộc vào nhu cầu của tổ chức trong từng tổ chức.

Ví dụ: Khi đào tạo hội nhập cho nhân viên mới, Công ty A chỉ cần nhân viên mới có KIẾN THỨC, như nhớ được lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức công ty.

Công ty B lại mong muốn học viên vừa có KIẾN THỨC, vừa thay đổi HÀNH VI như biết nhường Thang máy cho Lãnh đạo cấp cao.

Công ty C lại mong muốn nhân viên vừa có KIẾN THỨC, vừa thay đổi HÀNH VI như thường thang máy cho Lãnh đạo cấp cao và thay đổi THÁI ĐỘ như tự hào về công ty.

BƯỚC 02: XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAY ĐỔI

  1. Mức độ kiến thức học viên đạt được ngay sau khóa đào tạo?
  2. Mức độ thay đổi hành vi sau đào tạo 1 tháng, 3 tháng hay 6 tháng,…?
  3. Mức độ thay đổi thái độ sau đào tạo 1 tháng, 3 tháng hay 6 tháng…?

Để trả lời được 03 câu hỏi này, anh/chị có thể tham khảo Mô hình mục tiêu học tập (Taxonomy of Learning Objectives – Benjamin Bloom – David Krathwohl – Anita Harrow (1956 – 1972)). Trong đó, mô hình đã trả lời khá tường tận 03 câu hỏi trên.

1. Mức độ kiến thức học viên đạt được ngay sau khóa học:

Bước 1. Xác định kiến thức học viên cần đạt được

Bước 2. Sử dụng thang đo Bloom và hướng đặt mục tiêu cụ thể hơn học viên đạt được kiến thức. 

Tháp học tập Bloom

Các mức độ cần đạt của kiến thức: NHỚ – HIỂU – VẬN DỤNG – PHÂN TÍCH – ĐÁNH GIÁ – SÁNG TẠO

Và các mức độ đó thể hiện bằng HÀNH ĐỘNG gì ngay khi kết thúc khóa học? 

Ví dụ trực quan: Mục tiêu về khóa đào tạo hội nhập cho nhân viên mới:

+ Mục tiêu học viên NHỚ được các kiến thức trong khóa học, cụ thể là LIỆT KÊ, NHẮC LẠI… được tên các giá trị cốt lõi và các quy định của công ty;

+ Mục tiêu học viên HIỂU được các kiến thức trong khóa học, cụ thể là GIẢI THÍCH, MÔ TẢ,… được giá trị cốt lõi và các quy định của công ty;

2. Mức độ thay đổi hành vi sau theo thời gian (1 tháng, 3 tháng, 6 tháng)

Bao gồm các cấp độ: THAO TÁC PHẢN XẠ – THAO TÁC CƠ BẢN – KHẢ NĂNG CẢM NHẬN – KHẢ NĂNG CHỊU ĐỰNG CƠ THỂ – THAO TÁC KỸ NĂNG – GIAO TIẾP KHÔNG LỜI

CẤP ĐỘ

GIẢI THÍCH

ĐỘNG TỪ THƯỜNG DÙNG

MÔ TẢ VÀ VÍ DỤ

THAO TÁC PHẢN XẠ Các thao tác không chủ tâm, phản xạ tự nhiên Phản xạ, căng ra, co,… Không cần thiết đặt mục tiêu vì các phản xạ không cần thiết phải luyện tập
THAO TÁC CƠ BẢN Là các chuyển động dựa vào các phản xạ Chạy, nhảy, đi, cầm,… Chuyển động tới hạn có kiểm soát.

Cầm thiết bị khi chuyển động

(Ít nhu cầu đặt mục tiêu ở cấp độ này)

THAO TÁC CẢM NHẬN Là các thao tác chuyển động không thể tách biệt để điều chỉnh hoặc thích ứng với môi trường Phân biệt, phối hợp,… Phân biệt một cách rõ tiếng

Phân biệt một cách có chủ tâm

KHẢ NĂNG CHỊU ĐỰNG CƠ THỂ Là thao tác cơ bản giúp học viên thực hiện được các hoạt động hiệu quả, đáp ứng với các yêu cầu và sức ép của môi trường Dừng, chịu đựng,… Dừng ngay lập tức

Chịu đựng lâu dài sự mệt mỏi

GIAO TIẾP KỸ NĂNG Là các giao tiếp phức hợp có hiệu quả, cần có sự huấn luyện để hình thành Thay đổi, điều chỉnh,… Thay đổi các dạng thao tác chuyển động bằng cách sử dụng dụng cụ
PHẢN XẠ KHÔNG LỜI (Hành vi) Bao gồm các hành vi tham dự vào các giao tiếp không lời Làm điệu bộ, biểu cảm khuôn mặt, cười,… Mỉm cười khi chào khách

Đối với các khóa học về kỹ thuật cơ bản, người đào tạo không gặp nhiều khó khăn lắm khi đặt mục tiêu về thay đổi hành vi. Nhưng đối với các khóa về chuyên môn hoặc kỹ năng, cần lựa chọn mức độ và động từ phù hợp. 

Ví dụ: Khóa đào tạo hội nhập: MỈM CƯỜI và chào mọi người vào buổi sáng khi đến công ty.

3. Mức độ thay đổi thái độ và cảm xúc

Bao gồm các cấp độ: TIẾP NHẬN – ĐÁP ỨNG – ĐÁNH GIÁ – TỔ CHỨC – KHÁI QUÁT

(Lưu ý để tạo ra sự thay đổi này khá khó, nên các chuyên gia khuyến cáo không nên đặt mục tiêu nếu không chắc chắn).

CẤP ĐỘ GIẢI THÍCH ĐỘNG TỪ THƯỜNG DÙNG MÔ TẢ VÀ VÍ DỤ
TIẾP NHẬN Tham gia, sẵn lòng lắng nghe, tiếp nhận có chọn lọc Lắng nghe, Tin tưởng, Nghe,… Lắng nghe trọn vẹn;

Tin tưởng vào sự giảng hoà;

Nghe và ghi nhớ được tên

ĐÁP ỨNG Sẵn lòng đáp trả, sẵn lòng đáp ứng, phục vụ Phát biểu, Trả lời, Tuân thủ Tuân thủ trách nhiệm phản hồi khi được chất vấn;

Tán thưởng nhạc cổ điển

ĐÁNH GIÁ Cam kết, định hình giá trị Đánh giá, Chấp nhận, Quyết định Chấp nhận mình là thành viên của nhóm;

Quyết định phát biểu khi tham dự khoá học

Ví dụ khóa đào tạo hội nhập: Sẵn lòng lắng nghe trọn vẹn trong các cuộc họp.

BƯỚC 3: ĐẶT MỤC TIÊU THEO CÔNG THỨC

Mục tiêu học tập = Hành động (Động từ & đối tượng hành động) + Tiêu chí + Điều kiện thực hiện để sếp quan sát được, nhân viên thể hiện được.

Ví dụ: Giao tiếp bằng mắt (Động từ) với khách hàng (Đối tượng) 50% thời lượng cuộc giao tiếp (tiêu chí) trong các cuộc tư vấn có quản lý trực tiếp giám sát (điều kiện);

MỤC TIÊU KHOÁ ĐÀO TẠO ĐỊNH HƯỚNG

PHÂN LOẠI ĐỘNG TỪ ĐỐI TƯỢNG TIÊU CHÍ ĐIỀU KIỆN CẦN ĐỂ NHÂN VIÊN THỰC HIỆN, QUẢN LÝ BIẾT
KIẾN THỨC Hiểu (diễn giải) Giá trị cốt lõi và nội quy công ty Điểm Test sau khoá học đạt 80/100% điểm Có triển khai Bài Test sau khoá học
HÀNH VI Tuân thủ Giá trị sáng tạo Có ít nhất 01 đề xuất sáng tạo, cải tiến/tháng Thống kê của Ban hỗ trợ sáng tạo
Tuân thủ Quy định, nề nếp trang phục Tuân thủ 100%: Đầu tóc gọn gàng, đeo thẻ nhân viên, trang phục đúng quy định, đi làm đúng giờ Quản lý quan sát định kỳ về việc tuân thủ của nhân viên
THÁI ĐỘ, CẢM XÚC Lắng nghe trọn vẹn Đồng nghiệp, đối tác trong các cuộc trao đổi 100% không cắt ngang khi người khác nói, có thể tái tạo lại ý kiến của người khác Quản lý giám sát định kỳ trong Tháng 10/2019

Như vậy, qua 03 bước anh chị em có thể đặt được mục tiêu khóa đào tạo khá rõ ràng, và có thể đo đếm được xem hiệu quả đến đâu.

Lưu ý, khi thành thục rồi, anh/chị có thể mở rộng chọn các động từ khác để miêu tả HÀNH VI, THÁI ĐỘ, không nhất thiết phải bó buộc vào các từ trên, miễn là đạt được mục tiêu chung của tổ chức.

Nguồn: linkedin MBA. Bình PHẠM VĂN



Comments are closed.