CÁCH RÈN LUYỆN TƯ DUY PHẢN BIỆN CHO LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ 

 

Rèn luyện tư duy phản biện không bao giờ là quá muộn, nhất là khi đây là kỹ năng “sống còn” trong thế kỷ 21. Sau đây là một vài bước các lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp có thể bắt tay vào thực hiện để rèn luyện tư duy phản biện cho chính mình và nhân viên. 

Đánh giá tình huống mới một cách thấu đáo

Thông tin sai lệch và mặc định mà không suy xét sẽ hạn chế tư duy và dẫn đến những quyết định sai lầm. 

“Khi đối mặt với một vấn đề, nhiều người thường “bật chế độ” tìm hướng giải quyết quá nhanh. Và nhiều khi họ chưa thực sự hiểu vấn đề mà mình đang giải quyết.” Thomas Wedell-Wedellsborg, tác giả cuốn sách “What’s Your Problem?” (được xuất bản bởi NXB Harvard Business Press) chia sẻ cùng tờ Harvard Business Review. 

Vì nhiều nguyên nhân, môi trường công sở thường trở nên quá tập trung vào việc tìm ra giải pháp. Điều này khiến cho các nhà quản lý không thu thập đủ thông tin cần thiết để đưa ra câu trả lời tốt nhất. 

Để tránh rơi vào tình trạng này, lãnh đạo doanh nghiệp có thể bắt đầu các buổi trao đổi về vấn đề mới bằng những câu hỏi sau: 

  • Chuyện gì đã xảy ra?
  • Vấn đề này bắt đầu từ bao giờ? 
  • Tại sao lại xảy ra vấn đề này? 
  • Làm cách nào mà vấn đề này lại xảy ra? 

Trừ phi bạn có câu trả lời cho cả 04 câu hỏi trên, bạn chưa có đủ thông tin để đưa ra quyết định đúng đắn. Thiếu thông tin chính xác có thể dẫn đến những mặc định và giải pháp sai lầm. Và điều này có thể dẫn đến nhiều phiền toái hơn bạn tưởng đấy. 

Soi chiếu vấn đề từ nhiều góc nhìn 

Một lý do nữa khiến các lãnh đạo doanh nghiệp không vận dụng được khả năng tư duy phản biện chính là tầm nhìn hạn hẹp về vấn đề. Bạn có thể thử sử dụng cách thức “Zoom In/Zoom Out” (Tạm dịch: Nhìn gần/Nhìn xa) được giáo sư trường Harvard Business School, Rosabeth Moss Kanter, phát triển. “Nhìn gần/zoom in” có nghĩa là nhìn nhận vấn đề ở tầm sâu và vi mô. Còn “nhìn xa/zoom out” nghĩa là nhìn vấn đề ở tầm vĩ mô mà không tập trung quá nhiều vào tiểu tiết. 

Mỗi cách nhìn đều có lợi thế riêng, và chúng ta không nên dựa dẫm quá vào cách thức nào cả. Lãnh đạo và quản lý giỏi thường sử dụng cả hai cách nhìn để có bức tranh toàn cảnh về vấn đề của doanh nghiệp. 

Quán chiếu cảm xúc của bản thân trước khi hành động để giữ cho lý trí tỉnh táo 

Môi trường làm việc có thể trở thành nơi dễ kích động cảm xúc. Và ngay cả lãnh đạo lí trí cao cũng có thể bị cuốn vào vòng quay đó và phán đoán dựa trên cảm xúc. 

Mỗi khi bạn cảm thấy tiêu cực, hãy lập tức hỏi bản thân: “Mạch suy nghĩ nào đã dẫn đến cảm xúc tiêu cực này?

Nếu bạn cảm thấy bực tức, hãy tự phán đoán liệu rằng mình đang bực mình vì vấn đề thực sự trước mắt hay vì một lý do ẩn sâu nào đó? Đào sâu để tìm hiểu nguyên nhân về cảm xúc của bạn trước một vấn đề sẽ giúp bạn định hướng lại phản ứng của mình và đưa ra giải pháp lý trí hơn. 

Tập trung vào viễn cảnh tốt nhất có thể để tư duy đưa công ty đến đích 

Tư duy phản biện thường bị giới hạn khi quản lý quá tập trung vào việc duy trì trạng thái ổn định bền vững đến nỗi họ không thể tạo ra đột phá phát triển. Các chuyên gia về tư duy phản biện khuyến khích lãnh đạo doanh nghiệp tập trung vào những viễn cảnh triển vọng nhất cho doanh nghiệp và nỗ lực để đạt được viễn cảnh đó.

Phần lớn các chiến lược thành công được dẫn dắt bởi một tầm nhìn hoặc tương lai khác biệt hoàn toàn và không dựa quá nhiều vào thông số hiện tại. Các chuyên gia khuyến khích khi bắt đầu lên kế hoạch chiến lược cho doanh nghiệp, hãy mở đầu bằng những hình dung bạn mong muốn công ty đạt được trong tương lai. Và hãy nghĩ xem làm thế nào để đưa công ty đến được cái đích đó. 

Hiểu được tầm hạn chế của những biện pháp dễ dàng lên rèn luyện tư duy phản biện 

Một nguyên do dẫn đến những luật lệ và quy tắc bất hợp lý trong công ty chính là vì thiếu sự vận dụng tư duy phản biện trong tìm kiếm giải pháp. Chẳng hạn, một nhân viên của bạn có thể lạm dụng chính sách làm việc tại nhà khiến cho quản lý đề xuất giải pháp: ngưng chính sách làm việc từ xa cho tất cả mọi người. 

Chính sách doanh nghiệp vô cùng quan trọng để giao tiếp về những yêu cầu và kỳ vọng của công ty, đồng thời bảo vệ quyền lợi của nhân viên. Tuy nhiên, chính sách nên được áp dụng cho toàn bộ nhân viên chứ không phải cho hay vì một số đối tượng đặc biệt. 

Lựa chọn giải pháp dễ dàng nhất có thể khiến cho nhân viên không bằng lòng hoặc tạo thêm phiền toái cho tất cả mọi người. Tư duy phản biện sẽ giúp quản lý và lãnh đạo sáng tạo ra những giải pháp khác mà không tạo thêm phiền phức cho nhân viên. 

Nguồn: Crosby, P. (August 24, 2017). How to encourage critical thinking in the workplace. The Uncommon League. https://theuncommonleague.com/blog/2017824/how-to-encourage-critical-thinking-in-the-workplace

Trên đây là một số bước giúp quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp rèn luyện và áp dụng tư duy phản biện trong công việc. Để biết thêm những phương pháp rèn luyện và sử dụng kỹ năng này, hãy tham gia khóa học “Tư duy phản biện cho nhà quản lý, lãnh đạo” của HSM và được tư vấn bởi những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Learning & Development tại Việt Nam.