Coaching là gì? Tổng quan về coaching và những điều cần biết để sử dụng coaching hiệu quả

Coaching là gì?

Coaching là một khái niệm mới nổi và được đón nhận mạnh mẽ trong lĩnh vực Learning & Development và khám phá, phát triển tiềm lực bản thân. Hãy cùng HSM tìm hiểu coaching là gì nhé!

Coaching là một quá trình tư vấn, hỗ trợ và kết nối giữa một coach (tạm dịch: người đồng hành) và một coachee (người được đồng hành) để coachee có thể tạo ra thay đổi, học hỏi được lĩnh vực mới hoặc đạt được mục tiêu của mình. Quá trình hỗ trợ sẽ thực hiện qua các buổi nói chuyện một-một, gặp mặt trực tiếp, trò chuyện điện thoại hoặc gặp mặt trực tuyến. 

Mục tiêu cuối cùng của quá trình này chính là hỗ trợ coachee thay đổi, tiến bộ trong một lĩnh vực nào đó của cuộc sống, công việc. Hãy cùng tìm hiểu quá trình coaching, các cách tiếp cận khác nhau và bạn cần làm gì nếu muốn bắt đầu quá trình coaching nhé. 

Cách hoạt động của coaching là gì? 

Một điểm mấu chốt của coaching chính là mỗi chúng ta đều tự có câu trả lời ở chính mình. Nhiệm vụ của coach chính là giúp người được đồng hành tìm kiếm câu trả lời đó. Và đáp án sẽ được dần hé mở qua các cách thức trò chuyện, lắng nghe tích cực, quan sát và chiêm nghiệm. 

Khi sử dụng những kỹ thuật này, người được đồng hành sẽ tìm ra những điều mình chưa biết về bản thân và hiểu rõ các vấn đề, nhu cầu của mình hơn. Khi có một người ngoài không phán xét để lắng nghe, đánh giá vấn đề, coachee sẽ có cơ hội tìm sâu trong mình và hiểu ra vấn đề. 

coaching là gì?
Nhiệm vụ của coach là giúp người được đồng hành tự tìm ra câu trả lời cho các vấn đề của mình

Một vài coach chuyên nghiệp còn sử dụng những kỹ năng khác về thần kinh – ngôn ngữ học. Có người sử dụng phương pháp thiền, và một số sẽ yêu cầu coachee tập viết nhật ký để giúp coachee cởi mở hơn. Có rất nhiều mô hình coaching khác nhau, và có nhiều người chọn đi theo mô hình hoặc dựa vào trực giác của bản thân. 

Để đảm bảo rằng đôi bên đều đang tiến bộ, coaching thường đi kèm các mục tiêu. Người được đồng hành thường được yêu cầu lập ra một danh sách các hành động sau mỗi buổi tham vấn để có nền tảng thay đổi, phấn đấu. 

Lợi ích của coaching?

Đồng hành cùng coach sẽ đem lại nhiều lợi ích. Bất kể rằng mục tiêu là gì, việc dành thời gian để phát triển bản thân sẽ giúp chúng ta tự tin và cảm thấy bản thân có giá trị hơn. 

Nên bạn đang cảm thấy lạc lõng hoặc mất phương hướng, coaching sẽ giúp bạn tìm được định hướng và sự tập trung cần thiết. Nếu bạn đang loay hoay để thay đổi, coaching có thể giúp bạn nhận thức rõ hơn về bản thân để có kế hoạch cụ thể. 

Nếu bạn đang thấy chán nản hoặc mất động lực, coaching sẽ vạch ra các mục tiêu, trách nhiệm bạn cần hoàn thành. Và kể cả nếu bạn chỉ đặt mục tiêu học thêm kĩ năng mới, coaching sẽ giúp bạn đẩy nhanh việc học tập. 

Quá trình coaching phụ thuộc rất nhiều vào người được đồng hành và sự tin tưởng của họ để chia sẻ, cởi mở với coach. 

Coaching khác với các hình thức giảng dạy khác như thế nào? 

Các giáo viên khi giảng dạy sẽ cần có giáo án. Khi lên lớp, giảng viên sẽ có thời gian và chủ đề cụ thể. Đối với coaching, các coach sẽ chủ động và linh hoạt hơn rất nhiều dựa vào nhu cầu của người được đồng hành. 

Coaching sẽ có những điểm khác biệt nhất định với mentoring hoặc tư vấn tâm lý

Người được đồng hành và coach sẽ cùng trao đổi để lập ra các mục tiêu của mỗi buổi gặp. Người coach sẽ không quyết định về chủ đề bàn luận. Thay vào đó, họ sẽ giúp coachee tìm ra giải pháp. 

“Coaching chính là quá trình đánh thức tiềm năng của mỗi người và giúp họ đạt tới khả năng cao nhất của mình. Đây là quá trình hỗ trợ hơn là chỉ dạy.” – Ngài John Whitmore, 2004. 

Tham vấn (Mentoring)

Trong quá trình coaching, khái niệm cố vấn (Mentor) được sử dụng rất nhiều. Người cố vấn chính là một người đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực đó và hỗ trợ người ít kinh nghiệm hơn. Bạn sẽ thấy ví dụ của khái niệm cố vấn này xảy ra nhiều tại các tổ chức khi những người mới vào được hướng dẫn bởi những nhân viên lâu năm hơn. 

Nhiều người tự nhận mình là mentor (người cố vấn) hơn là coach. Các mentor thường tập trung chia sẻ chuyên sâu về lĩnh vực của họ. Đôi khi mentor sẽ áp dụng các kỹ năng trong coaching và giúp “học viên” của họ tự ra quyết định và tự tin hơn. 

Coaching và tư vấn

Mặc dù các lợi ích của coaching luôn được đánh giá cao, tư vấn tâm lý sẽ phù hợp hơn trong một số bối cảnh. Nếu bạn đang có vấn đề về tâm lý như phụ thuộc vào chất kích thích hay trải qua chấn động tâm lí nặng, bạn cần gặp các chuyên gia, bác sĩ để được giúp đỡ kịp thời. 

Trong mọt số trường hợp, coaching còn đi đôi với điều trị tâm lý, đặc biệt khi người cần giúp đỡ đang tìm cách đặt ra các mục tiêu cho mình. 

Nếu muốn thử tham gia coaching, bạn nên làm gì?  

Nếu sau khi đọc bài viết này, bạn cảm thấy mình sẵn sàng và hào hứng để bắt đầu quá trình coaching, bạn có thể thử những bước sau: 

  • Tự hỏi rằng mình muốn coach đồng hành, hỗ trợ trong lĩnh vực nào? Mục tiêu của bạn là gfi? 
  • Xác định phương pháp coaching hiệu quả nhất với mình – gặp mặt trực tiếp hay trao đổi qua điện thoại/online? 
  • Tìm hiểu thêm về các coach, kinh nghiệm và cách họ giới thiệu về mình để tìm người phù hợp
  • Liên hệ với coach và đặt lịch hẹn gặp mặt thử. 

Theo Life Coach Directory