HIỆU QUẢ VÀ HIỆU SUẤT DOANH NGHIỆP – KHÁC BIỆT NẰM Ở ĐÂU?

Sự khác biệt giữa Hiệu quả và Hiệu suất doanh nghiệp là gì? Đây là hai từ “hot” và được dùng nhiều bởi các CEO và Giám đốc Kinh Doanh khi lên kế hoạch cho công ty mình. Tuy nhiên, hai từ này thường bị dùng sai và hiểu sai không chỉ trong chuyên môn mà còn ở ngoài đời thường. Vậy hãy cùng định nghĩa hiệu quả và hiệu suất theo trang Dictionary.com.

Định nghĩa về Hiệu quả và Hiệu suất Doanh nghiệp

  • Hiệu quả (Effective)  (tính từ): Đủ để hoàn thành một mục tiêu; đạt được kết quả được đề ra từ trước.
  • Hiệu suất (Efficient) (tính từ): Hoạt động theo cách thức tốt nhất và tiết kiệm thời gian và công sức nhất. 

Sự khác biệt giữa hiệu quả và hiệu suất có thể tóm gọn lại khá đơn giản như sau: Hiệu quả là làm việc đúng, còn hiệu suất cao là làm đúng việc. 

Bảng phân chia giữa Hiệu quả và Hiệu suất Doanh Nghiệp

Bảng dưới đây sẽ giải thích rõ hơn sự khác nhau giữa hai khái niệm này. Qua tham khảo bảng này, CEO và trưởng bộ phận kinh doanh có thể tìm được sự cân bằng tối ưu giữa hiệu quả và hiệu suất. 

Bảng hiệu quả vs. hiệu suất doanh nghiệp
Bảng phân chia các đặc điểm giữa Hiệu quả và Hiệu suất doanh nghiệp.

Doanh nghiệp thường cố gắng tăng hiệu suất của quá trình sản xuất và kinh doanh. Thường thì, khi làm việc với nguồn tài nguyên hạn hẹp, ai cũng muốn tối ưu mọi nguồn tài nguyên từ ngân sách, công nghệ, thời gian cho tới nhân lực. Tuy nhiên, vì theo đuổi hiệu suất cao mà nhiều công ty sẽ đánh mất cơ hội để tạm dừng và đánh giá tính hiệu quả một cách toàn diện hơn. 

Đâu là định hướng đúng cho doanh nghiệp?

Mục tiêu tối thượng của mọi doanh nghiệp là đứng trong cột mốc trên cùng bên phải của bảng trên: Theo đuổi đúng mục tiêu và đạt được hiệu suất cao bằng cách tận dụng được công nghệ tiên tiến, không phí thời gian và điều phối nhân sự tốt. Nhiều doanh nghiệp đã có hướng đi đúng. Họ biết mình muốn đạt được mục tiêu gì. Nhưng cách thực thi của họ lại đem lại hiệu suất kém. Một vài doanh nghiệp khác lại vận hành chặt chẽ như bộ máy đồng hồ. Mọi người đều làm việc hoà thuận và tập trung vào nhiệm vụ. Tuy nhiên, nếu mục tiêu họ đang hướng về là không phù hợp thì sao?

Ví dụ giữ Hiệu quả và Hiệu suất Doanh nghiệp

Lấy một ví dụ thực tế. Hãy xem xét sự khác nhau giữa hiệu quả và hiệu suất công việc của đại diện kinh doanh của công ty bạn. Mỗi nhóm kinh doanh đều có mục tiêu theo từng ngày, tuần, tháng và quý. Và họ sẽ được xem là làm việc hiệu quả khi đạt được những mục tiêu này. Nếu từng nhân viên được phân công thực hiện 70 cuộc gọi mỗi ngày và họ dễ dàng hoàn thành nhiệm vụ, đây là làm việc hiệu quả. Vài người cố gắng gọi 80 hay 90 cuộc mỗi ngày. Nhưng nếu những người này không kết nối được với khách hàng và chốt được ít đơn hơn thì sao? 

Các chỉ số đánh giá Hiệu quả và Hiệu suất

Đây là lúc áp dụng tỉ lệ hiệu suất công việc. Đối với một trưởng bộ phận kinh doanh, các báo cáo theo dõi bao nhiêu cuộc gọi dân đến kết nối thành công, bao nhiêu kết nối dẫn đến lời mời dùng thử, và bao nhiêu lời mời dùng thử dẫn đến chốt đơn hàng là những thước đo vô cùng quan trọng để xem xét nhân viên nào làm việc vừa hiệu quả vừa có hiệu suất cao. 

Chọn đúng hướng đi cho doanh nghiệp

Và một điều quan trọng nữa cần được xem xét. Doanh nghiệp bạn cần theo đuổi hiệu quả hay hiệu suất? Nếu doanh nghiệp bạn đang cố gắng phát triển nhanh chóng và có nhiều tài nguyên, tối ưu hiệu quả có lẽ sẽ tốt hơn. Tuy nhiên, đối với một công ty giới hạn về tài nguyên, nâng cao hiệu suất để tối ưu tiềm năng mà vẫn đảm bảo được đội ngũ sẽ phù hợp hơn. Vì vậy, tìm được điểm cân bằng giữa hiệu quả và hiệu suất là mục tiêu dài hạn cho mọi doanh nghiệp. 

Nguồn:

Insight Squared. (n.d.). The difference between effectiveness and efficiency explained. https://www.insightsquared.com/blog/effectiveness-vs-efficiency-whats-the-difference/

Để tìm hiểu thêm về các giải phát tăng hiệu suất và hiệu quả quản lý doanh nghiệp, hãy tham gia khoá học “Nhà Quản Lý Hiệu Suất Cao” của HSM để được tư vấn bởi các chuyên gia trong lĩnh vực nhân sự hàng đầu Việt Nam.