[L&D Series] Recap WS #3 “5 Bí quyết triển khai Virtual learning hiệu quả”

Ngày 02/05/2020 vừa qua, trong chuỗi chương trình “Learning & Development Series- Bí mật từ người trong cuộc” HSM đã tổ chức thành công Virtual Workshop “5 Bí quyết triển khai Virtual Learning hiệu quả” với gần 120 anh/chị học viên tham dự. Buổi workshop với sự dẫn dắt của diễn giả Đàm Thế Ngọc  – Managing Director, Training Director & diễn giả Đỗ Thành Công – Learning & Development Manager, Học viện chiến lược nhân sự HSM  đã đem đến rất nhiều kiến thức hữu ích và những trải nghiệm mới lạ về Virtual Learning thông qua nền tảng zoom, đặc biệt là 5 bí quyết triển khai Virtual learning hiệu quả được đúc kết từ kinh nghiệm thực chiến của 2 diễn giả.

Buổi chia sẻ gồm 4 phần chính:

1- Giới thiệu về Virtual Learning

2- Chuyển đổi các hoạt động từ Classroom sang Virtual Learning

3- 03 Sai lầm khi mới bắt đầu triển khai Virtual Learning

4- 05 Bí quyết triển khai Virtual Learning hiệu quả

PHẦN 1. GIỚI THIỆU VỀ VIRTUAL LEARNING

1.1. Định nghĩa Virtual Learning

Mở đầu chương trình, diễn giả Đỗ Thành Công đã đưa ra định nghĩa về Virtual Learning: “Virtual Learning là một lớp học trực tuyến tương tác cao, có giảng viên hướng dẫn trực tiếp, với các mục tiêu học tập cụ thể, với các học viên kết nối cá nhân từ nhiều địa điểm khác nhau, tham gia đồng thời vào một nền tảng lớp học trực tuyến.” – Theo The Virtual Training Guidebook, Cindy Huggett –

* Lợi ích của Virtual Learning: 

– Tiếp cận đội ngũ nhân sự phân tán

– Tiết kiệm chi phí đi lại

– Chia nhỏ nội dung đào tạo

Theo State of Virtual Training 2019, Clindy Huggett: 87% các tổ chức sử dụng để tiếp cận đội ngũ nhân sự phân tán và 81% sử dụng để tiết kiệm chi phí đi lại

Theo Journal of Applied Psychology: Virtual Learning giúp chia nhỏ nội dung đào tạo và tạo ra 17% hiệu quả chuyển đổi sau đào tạo

1.2 Phân biệt Virtual Learning và Webinar

Virtual Learning (Lớp học ảo) và Webinar (Hội thảo trực tuyến) có sự khác biệt rất lớn. Dưới đây là những sự khác biệt giữa 02 hình thức này:

(Nguồn tham khảo: https://elearningindustry.com, https://www.trainingwizard.com.au, https://www.cindyhuggett.com )

1.3 Các công cụ phổ biến để thiết kế và triển khai Virtual Learning

* Các công cụ phổ biến để thiết kế và triển khai Virtual Learning

1/ Chat

2/ Screen & Application Share (Chia sẻ màn hình & ứng dụng)

3/ Whiteboard (Bảng trắng)

4/ Annotation (Chú thích)

5/ Poll (Thăm dò ý kiến)

6/ Breakout Room (Chia nhóm nhỏ)

7/ Hand Raise & Reaction (Giơ tay & Biểu tượng phản hồi)

* So sánh các nền tảng trực tuyến

– Zoom và Webex có đầy đủ 7/7 công cụ trên

– Ms Team có 4/7 công cụ trên (Chat, Screen & Application Share, White board, Annotation)

– GG Meet và Skype có 2/7 công cụ trên (chat, Screen & Application Share)

* Một số lợi ích khi sử dụng nền tảng ZOOM: 

– Đơn giản, dễ dàng sử dụng

– Đầy đủ tính năng tương tác lớp học

– Chi phí tối ưu

– Kiểm soát tốt các hoạt động trong lớp học

PHẦN 2: CÁCH THỨC CHUYỂN ĐỔI CÁC HOẠT ĐỘNG TỪ CLASSROOM (LỚP HỌC OFFLINE) SANG VIRTUAL CLASSROOM (LỚP HỌC ẢO)

Cùng với các hoạt động tương tác trong buổi workshop, diễn giả Đàm Thế Ngọc đã chỉ ra 7 cách thức chuyển đổi các hoạt động từ classroom sang virtual classroom nhằm tạo ra lớp học ảo tương tác cao gần như lớp học trực tiếp. Nội dung chi tiết tại bảng dưới đây:

PHẦN 3: 03 SAI LẦM KHI MỚI BẮT ĐẦU TRIỂN KHAI VIRTUAL LEARNING 

3.1. Sai lầm 1: Chỉ dùng duy nhất 1 máy tính & 1 màn hình

Việc sử dụng duy nhất 01 máy tính và 1 màn hình khiến diễn giả không quan sát được hết các thông tin mong muốn (như slide, hình ảnh học viên, tương tác của học viên,…). Do vậy, cần phải sử dụng tối thiểu 02 màn hình/02 máy tính để thao tác trong quá trình triển khai lớp học virtual learning.

3.2. Sai lầm 2: Bật Webcam từ đầu đến cuối

Khi bật webcam từ đầu đến cuối, các thao tác của giảng viên có thể gây xao lãng tới học viên khi thao tác trên nhiều màn hình khác nhau hoặc giảng viên có thể mất tự tin khi chưa sử dụng tốt các công cụ trong lớp học virtual learning. Do đó, để giải quyết vấn đề này, có thể bật webcam lúc đầu giờ, cuối giờ và phần Q&A.

3.3. Sai lầm 3: Không sử dụng các công cụ & tính năng tương tác

Sai lầm này sẽ làm cho việc tương tác với học viên trở nên kém hiệu quả hơn và không tận dụng được hết các công dụng của nền tảng và công cụ hỗ trợ cho bài giảng. Chính vì vậy, giảng viên cần nghiên cứu và thực hành thật kỹ các tính năng có trong bài giảng virtual learning để tăng tính tương tác và thu hút với học viên

PHẦN 4: 05 BÍ QUYẾT TRIỂN KHAI VIRTUAL LEARNING HIỆU QUẢ

4.1. 3 yếu tố thành công của Virtual learning

– Thiết kế tương tác cao

– Giảng viên tạo thu hút

– Người học được chuẩn bị trước

4.2. 05 bí quyết triển khai Virtual Learning hiệu quả

1/ Bí quyết 1: Làm chủ nền tảng trực tuyến

+ Đọc phần HELP (hỗ trợ) trên phần mềm hoặc trên website chính thức

+ Tìm kiếm các hướng dẫn sử dụng trên Youtube

+ Tham gia các buổi học/hội thảo sử dụng nền tảng trực tuyến

+ Thực hành các buổi giảng mô phỏng

+ Trải nghiệm với các vai trò khác nhau: Host, Co-host, Người tham gia.

2/ Bí quyết 2: Thiết kế nội dung phù hợp

+ Trung bình 4 phút nên có 1 tương tác

+ Mỗi bài giảng nên kéo dài từ 60-90 phút

3/ Bí quyết 3: Tương tác nhóm hiệu quả

Theo Towards Maturity CIC Ltd, & Overton, L. How Modern Workers Learn: 91% mọi đối tượng người học nói rằng “Collaboration” (Tương tác) là chìa khóa để học tập thành công. Do vậy, đây là điều bắt buộc của một lớp học ảo tương tác.

+ Thảo luận nhóm trong Breakoutroom

+ Tất cả các nhóm trình bày, 1 nhóm trình bày các nhóm khác bổ sung, trình bày đến đâu thầy chốt đến đấy

+ Tương tác nhóm dùng Annotate

+ Thực hành và phản hồi lẫn nhau trong nhóm nhỏ

+ Thực hành và phản hồi trước lớp.

4/ Bí quyết 4: Tương tác cá nhân hiệu quả

Qua chia sẻ của các diễn giả, một số công cụ tương tác cá nhân hiệu quả anh/chị có thể áp dụng trong quá trình triển khai lớp học virtual learning đó là: Chat; Raise hand; Polling; Thực hành cá nhân: Role-play, Google spreadsheet; Trò chơi: Ghép nối, Bánh xe kỳ diệu, đuổi hình bắt chữ, giải ô chữ, kahoot…; Trắc nghiệm; Test.

* Một số nguồn trò chơi:

  1. https://kahoot.com/
  2. https://jeopardylabs.com
  3. https://crosswordlabs.com
  4. https://makeprintplay.com/word-scramble-maker
  5. Mentimeter.com hoặc ideaboardz.com/
  6. Gamestorming.com
  7. https://quizlet.com/vi
  8. https://quizizz.com/

5/ Bí quyết 5: Hỗ trợ và theo sát học viên sau khóa học

+ Bài tập về nhà

+ Trả lời câu hỏi qua Group chat, google classroom

+ Bài thẩm định

+ Follow up.

PHẦN Q&A

Câu hỏi 1: Cách dùng bảng và giấy note ở phần phân biệt Virtual Learning & Webinar

Đáp: Anh/chị có thể truy cập link: http://scrumblr.ca/ để sử dụng công cụ di chuyển giấy note trong bài giảng của mình

Câu hỏi 2: Những nội dung nào nên đưa lên Virtual Learning?

Đáp: Có 2 nhóm nội dung có thể đưa lên giảng dạy Virtual Learning:

Nhóm 1: Các môn học liên quan đến khối công nghệ IT

Nhóm 2: Các thông tin về sản phẩm, cơ chế chính sách (thông tin về sản phẩm, đào tạo virtual, kiểm tra test mức độ tiếp thu của học viên

Câu hỏi 3: Có thể sử dụng công cụ nào để test online miễn phí?

Đáp: Anh/chị có thể sử dụng google form để triển khai các bài test online miễn phí

Câu hỏi 4: Khi đường truyền mạng không ổn định thì cần xử lý vấn đề này như thế nào?

Đáp: Anh/chị cần chuẩn bị tốt đường truyền mạng trước khi triển khai lớp học Virtual Learning và cần có phương án backup để phòng các trường hợp rủi ro xảy ra:

+ Phía Giảng viên: Trước khi triển khai đào tạo, tắt wifi trước khi chương trình diễn giả tầm 30 phút -1 tiếng để khởi động lại nhằm tạo đường truyền ổn định hơn, chuẩn bị thêm 1 đường truyền mạng khác (ví dụ như mạng 4G của điện thoại)

+ Phía Học viên: Anh/chị nên nhắn học viên tắt module/nền tảng lớp học để khởi động lại mạng khi gặp vấn đề đường truyền.

 

Cảm ơn anh/chị đã quan tâm tới workshop “5 Bí quyết triển khai virtual Learning hiệu quả”, các chương trình tiếp theo trong chuỗi sự kiện “L&D Series – Bí mật từ người trong cuộc” của HSM mời anh/chị xem tại: https://hsmconsulting.vn/learning-and-development-series/

 

Anh/Chị có thể tham khảo một số chương trình đào tạo Virtual Learning của HSM tại đây:

  1. Nhà quản lý hiệu suất cao: https://hsmconsulting.vn/nha-quan-ly-hieu-suat-cao/
  2. Văn hoá doanh nghiệp – Nền tảng của mọi tổ chức: https://hsmconsulting.vn/van-hoa-doanh-nghiep-online/
  3. Đo lường hiệu quả đào tạo trong doanh nghiệp: https://hsmconsulting.vn/do-luong-hieu-qua-dao-tao-online/


Leave a Reply