RAMP2FAME -NGUYÊN TẮC HỌC TẬP CỦA NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH

RAMP2FAME- nguyên tắc học tập của người trưởng thành là khái niệm học tập của người trưởng thành do Malcolm Knowles định nghĩa (1972, 1975, 1978) dựa trên một ngầm định là người trưởng thành muốn học. Không giống trẻ em khi đến trường, người trường thành có toàn quyền kiểm soát việc họ có tham gia tập huấn, đào tạo hay không và họ cũng toàn quyền quyết định việc đến học và ở lại lớp học. Người trưởng thành học tập dựa trên việc sử dụng các lý thuyết nhận thức (cognitive theories), bàn về việc tiếp thu kiến thức và bản chất phù hợp với con người hơn là những lý thuyết phản xạ có điều kiện (stimulus – response theories) đề cao sự thay đổi hành vi dựa trên các điều kiện ngoại cảnh vai trò của các điều kiện.

Palov nhà nghiên cứu nổi tiếng về những phản xạ có điều kiện đã để con chó của ông nhịn đói, sau đó cho ăn đồng thời với thời điểm rung chuông, chính là một người theo thuyết phản xạ có điều kiện. Ngược lại, các lý thuyết (chủ động) nhận thức khác dựa nhiều vào nguyên lý người lớn học tập là do nhu cầu tự thân. Điều quan trọng nhất trong phát hiện của Knowles là học tập của người trưởng thành khác với giáo dục trẻ em. Cụ thể, người trưởng thành biết rõ khả năng và kinh nghiệm của mình và họ đòi hỏi phải được tham gia nhiều hơn vào quá trình học tập.

Nhằm giúp cho quá trình giảng dạy của các anh chị giảng viên trở nên hiệu quả hơn, HSM giới thiệu tới anh chị phương pháp học tập của người trưởng thành RAMP2FAME.

1/ R]ecency – Điều gần nhất

– Giảng viên nên thường xuyên tóm tắt các nội dung và đảm bảo là những nội dung chính và quan trọng được nhấn mạnh;

– Giảng viên nên có các phần ôn tập và kiểm tra mức độ hiểu bài xem giữa các nội dung.

2/ A]ppropriateness – Sự phù hợp

– Giảng viên cần xác định rõ nhu cầu của học viên khi tham gia khóa huấn luyện.

– Biết được nhu cầu này, giảng viên phải đảm bảo các nội dung đưa ra phù hợp với các yêu cầu đó.

3/ M]otivation – Động lực

– Chính giảng viên cũng cần có động lực, đồng thời lan tỏa động lực này tới các học viên;

– Giảng viên chỉ cho học viên thấy là khóa học có thể mang lại lợi ích gì cho họ, giúp họ được gì trong công việc, cuộc sống;

– Khen ngợi, ghi nhận, tặng quà khi học viên tích cực phát biểu, học viên thực hành đúng, làm bài tập về nhà đầy đủ hoặc nhóm về nhất trong một hoạt động.

4/ P]rimacy – Điều đầu tiên

– Bắt đầu với những điều gây được hứng thú với học viên và nêu được những nội dung chính sẽ trao đổi;

– Hướng dẫn cách làm đúng và giúp học viên thực hành được ở ngay lần đầu tiên.

5/ 2] way communication – Giao tiếp 2 chiều

– Giáo án cần có thời gia cho sự tương tác giữa giảng viên và học viên;

– Tất cả các hoạt động, phương pháp sử dụng phải cuốn hút sự tham gia của học viên, khiến họ tham gia vào quá trình giao tiếp 2 chiều.

6/ F]eedback – Phản hồi

– Giảng viên luôn chú ý đến cả những điều học viên làm đúng và chưa đúng. Khi học viên phát biểu hoặc thực hành được điều gì, giảng viên nên có nhận xét trước lớp;

– Thường xuyên kiểm tra mức độ hiểu bài của học viên.

7/ A]ctive learning – Học tập tích cực và chủ động

– Giảng viên đặt nhiều câu hỏi trong quá trình giảng dạy;

– Sử dụng đa dạng và linh hoạt phương pháp trong đào tạo;

– Cho học viên tập làm những gì mà họ đang được hướng dẫn.

8/ M]util – Sense – Sử dụng nhiều giác quan

“Tôi nghe và tôi quên

Tôi nhìn và tôi nhớ

Tôi làm và tôi hiểu”

(Khổng tử – năm 450 trước Công Nguyên)

– Khi truyền đạt cho học viên về một nội dung, giảng viên nên chỉ cho họ thấy;

– Khi sử dụng phương pháp học tập dùng nhiều giác quan, giảng viên nên chỉ cho họ thấy;

– Khi sử dụng phương pháp học tập dùng nhiều giác quan, giảng viên phải chắc chắn là giác quan được lựa chọn phải được sử dụng.

9/ E]xercise – Luyện tập

– Học viên cần phải được rèn luyện, có thể luyện tập theo cá nhân/nhóm;

– Có thể để học viên thực hành nhiều lần, đổi vai trò;

– Để học viên tự nhắc lại các thông tin hoặc giao bài tập để làm ở nhà cũng là cách để luyện tập.

————

Trở lại với công việc sau chuỗi ngày giãn cách xã hội vì Covid-19, HSM hào hứng khai giảng Khóa học “GIẢNG VIÊN CHUYÊN NGHIỆP“, khóa học nhằm trang bị cho anh chị những kỹ năng không thể thiếu của những Giảng viên chuyên nghiệp.

Tại Hà Nội:
Thời gian: 23-24/05/2020
Địa chỉ: Phòng đào tạo HSM, Tầng 3, sảnh Trung tâm thương mại, Ecolife Capitol, 58 Tố Hữu, Hà Nội.

Tại TP.HCM:
Thời gian: 20-21/06/2020
Địa chỉ: Tầng 6, 90 Pasteur, P. Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

ĐĂNG KÝ NGAY để nhận vô vàn ưu đãi từ HSM.
👉 Chi tiết khóa học xem tại: https://hsmconsulting.vn/giang-vien-chuyen-nghiep/

Hotline tư vấn: 0965 609 220