QUẢN LÝ LỚP HỌC TRỰC TUYẾN – BẠN ĐÃ SẴN SÀNG CHƯA?

Quản lý lớp học trực tuyến – Bạn đã sẵn sàng chưa?

Đây là lần đầu tiên xây dựng một khoá đào tạo online. Bạn nắm rõ nội dung giảng dạy, đã từng đứng lớp nhiều lần, và bạn cũng đã từng tham gia khoá học trực tuyến trước đây. Chắc hẳn quản lý một lớp học trực tuyến chẳng khó đến thế chứ.

Thực ra, theo chia sẻ của nhiều nhà đào tạo chuyên nghiệp có kinh nghiệm đứng lớp trực tiếp và trực tuyến, bạn sẽ khó lòng “bê nguyên” nội dung lớp học truyền thống lên môi trường trực tuyến mà không chú ý tới những điểm khác biệt. Có thể mất nhiều năm để luyện tập kỹ năng giảng dạy trực tuyến trơn tru như đứng lớp truyền thống vậy.

Dù bạn mới xây dựng khóa học trực tuyến đầu tiên của mình hay đã có kinh nghiệm quản lý online một thời gian, những bí quyết dưới đây sẽ giúp bạn nâng cao sự hài lòng và tương tác của học viên, đồng thời đẩy mạnh quá trình tiếp thu kiến thức của họ.

05 bí quyết nâng cao trải nghiệm đào tạo trực tuyến

Sau đây là 5 bí quyết quan trọng để đảm bảo bạn và học viên có những trải nghiệm học tập tuyệt vời.

Chuẩn bị kỹ thuật thật tốt

  • Kết nối là điểm mấu chốt. Hãy chắc chắn bạn có đường truyền Internet ổn định, có số điện thoại cố định và số điện thoại di động, và một bộ tai nghe – microphone tốt.
  • Sớm hay muộn bạn sẽ gặp phải vấn đề về kỹ thuật. Vì vậy, hãy có kế hoạch dự trù cho các trục trặc có thể xảy ra . Hãy Ví dụ như
    • Kết nối hotspot từ điện thoại phòng trường hợp sập mạng do mất điện
    • Có sẵn một bộ tai nghe thứ hai
    • Luôn có pin dự trữ cho chuột máy tính

Hợp tác với nhân viên hoặc đối tác kỹ thuật để quản lý lớp học

Đây là một sự đầu tư vô cùng thoả đáng. Khi có sự giúp đỡ của một nhân viên kỹ thuật giỏi, bạn sẽ chỉ cần tập trung và nội dung giảng dạy và trải nghiệm của học viên trong khi nhân viên kỹ thuật xử lý các thao tác phía sau.

  • Hãy thảo luận về những yêu cầu của hai bên trước khi khoá học diễn ra. Một số vấn đề quan trọng cần thảo luận bao gồm:
  • Các thức liên lạc
  • Cách tính thời gian và phân bố các mốc nhắc thời gian trong khoá học
  • Làm sao để điều phối câu hỏi của học viên trong khi bạn đang giảng dạy. Ví dụ: Trao đổi với nhân viên kỹ thuật qua tin nhắn thay vì nền tảng dạy online để tránh nhầm lẫn các kênh trao đổi với học viên.

Thúc đẩy các hoạt động tương tác

Hãy sử dụng những nền tảng có nhiều tính năng tương tác như Adobe Connect, WebEx Training Center hay Zoom. Nếu bạn sử dụng những công cụ này đúng cách, trải nghiệm lớp học trực tuyến có thể sẽ nhiều tương tác gần như một lớp học bình thường.
Thử phối hợp các hoạt động tương tác sau mỗi 3 đến 5 phút. Bạn có thể sử dụng những tính năng như viết bảng (whiteboard annotations), hộp chat, lấy ý kiến đồng ý/không đồng ý, và sử dụng emoticon. Một khoá học có vừa đủ những hoạt động này sẽ giúp người học chú tâm và tập trung hơn. Một ví dụ đơn giản có thể kể đến là: “Ai đã từng quản lý một lớp học trực tuyến rồi? Hãy bấm dấu tích xanh để trả lời có, và dấu x đỏ để trả lời không nhé.”

Breakout room

Sử dụng tính năng chia phòng/nhóm (breakout room) để đưa học viên vào những nhóm nhỏ như hoạt động nhóm trong lớp học bình thường. Chẳng hạn như, hãy đưa học viên của bạn vào các nhóm và yêu cầu họ thảo luận về các chủ đề khác nhau. Bạn cũng có thể đưa tính năng bảng viết whiteboard vào các phòng breakout room để học viên có thể vẽ, đánh máy và ghi chú lại những suy nghĩ của mình. Cuối cùng, hãy yêu cầu mọi người trở lại phòng học chính và chia sẻ những gì viết trên bảng viết với cả lớp.

Quản lý khoá học trực tuyến - nền tảng Zoom
Breakout room trên nền tảng Zoom

 

Sử dụng bảng thảo luận Discussion board

Sử dụng bảng thảo luận (discussion board) để gửi lời chào thân thiện tới học viên kèm theo một bức hình của bản thân trước khi lớp học bắt đầu. Hãy chia sẻ đôi điều về bạn và những yêu cầu của bạn với học viên. Đồng thời, hãy yêu cầu học viên chia sẻ một tấm hình của mình và những thông tin giới thiệu tương tự.

Sau mỗi buổi học, hãy sử dụng bảng discussion board để đăng những thông báo, tài liệu follow-up hay trả lời câu hỏi mà bạn không đủ thời gian giải đáp khi đứng lớp. Bạn cũng có thể đăng các câu hỏi thảo luận để gắn kết nội dung các buổi học và xây dựng mối quan hệ giữa các học viên. Ví dụ như, trong lớp Hướng dẫn Thiết kế mà tôi đã tham gia, học viên chia sẻ những thiết kế của bản thân như PowerPoints slides, hướng dẫn tham gia và infographics. Họ cũng trao đổi ý kiến và phản hồi cho nhau về những thiết kế đó. Nhiều nhà thiết kế sẽ không có trải nghiệm như thế này trong công việc hàng ngày của họ, và họ rất thích được chia sẻ ý tưởng với những người cùng chuyên môn theo cách này.

Sau khi khoá học kết thúc, hãy đăng bài chúc mừng, gợi ý những bước tiếp theo và lập một thread thảo luận để học viên chia sẻ thông tin liên lạc và kết nối.

Hãy cá nhân hóa trải nghiệm lớp học trực tuyến

Bạn hãy gọi học viên thân mật (tuỳ trường hợp) theo dạng thức “anh/chị+tên” và bắt chuyện với họ trước khi vào lớp. Từ đó, hãy nhớ những câu chuyện và câu hỏi học viên chia sẻ và đề cập lại trong các cuộc nói chuyện sau này.

Kiểm tra tiến độ lớp học

Nghĩ về cách bạn thường tạo không khí học tập khi đứng lớp bình thường để tạo dựng một bầu không khí tương tự trên nền tảng trực tuyến. Ví dụ, khi đứng lớp bình thường, tôi có để một bảng kiểm tra tiến độ lớp học. Đó là 1 biểu đồ có 3 vòng tròn: 1. Chậm lại; 2. Vừa đủ; 3. Tăng tốc nào. Học viên sẽ dùng giấy dán để đánh giá về tốc độ lớp học, và tôi sẽ dựa vào đó để điều chỉnh. Trong lớp học trực tuyến, tôi cũng làm y như vậy. Tôi để biểu đồ này lên một slide trong bài học, và học viên sẽ dùng công cụ vẽ (drawing tools) thay vì dùng giấy dán.

Trò chơi “Một từ”

Một hoạt động nữa tôi hay làm là “Một từ.” Tôi sẽ hỏi học viên một câu hỏi và yêu cầu các bạn ấy trả lời bằng 1 từ. Chẳng hạn như: “Nơi nào bạn muốn ghé thăm?” Và chúng tôi sẽ ném một quả bóng quanh lớp. Người chụp được bóng sẽ phải trả lời. Tôi cũng giũ nguyên hoạt động này trong hộp chat của lớp học trực tuyến khi học viên quay lại sau giờ nghỉ. Học viên sẽ lần lượt trả lời các câu hỏi của tôi trong hộp chat, và cách này giúp chúng tôi hiểu thêm về nhau và tạo không khí sôi nổi cho lớp học.

Khi bạn chuẩn bị xây dựng lớp học trực tuyến tiếp theo, hãy thử sử dụng một trong những cách trên để nâng cao trải nghiệm của học viên. Một khi bạn đã thành thạo một kỹ năng, hãy thử thêm những kỹ năng mới và học hỏi từ đó. Theo thời gian, những bí quyết sẽ trở thành thói quen và một phần không thể thiếu của việc chuẩn bị cho khóa đào tạo trực tuyến của bạn.

Việt hoá bởi Học viện Chiến lược Nhân sự HSM. 

Nguồn tham khảo:

O’Keeffe, N. (2020, March 11). Are you ready to facilitate in the virtual classroom. Association for Talent Development. https://www.td.org/insights/are-you-ready-to-facilitate-in-the-virtual-classroom

Nếu bạn là một nhà đào tạo đang mong muốn mở rộng chuyên môn của mình với hình thức giảng dạy trực tuyến, hãy tham gia khóa học Virtual Training Master của HSM để nắm bắt được bí quyết chuyển giao bài giảng và xây dựng chương trình đào tạo trực tuyến thành công nhé.