TƯ DUY PHẢN BIỆN/CRITICAL THINKING – 04 PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN TÍCH HỢP

Tư duy phản biện (Critical thinking) hay là tư duy phân tích là một quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích và đánh giá một thông tin đã có theo các cách nhìn khác cho vấn đề đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề. Lập luận phản biện phải rõ ràng, logic, đầy đủ bằng chứng, tỉ mỉ và công tâm.

Tư duy phản biện là một kỹ năng vô cùng cần thiết cho mỗi cá nhân. HSM đã tổng hợp lại 04 phương pháp rèn luyện tích hợp giúp tự rèn luyện tư duy này trong công việc:

1. Tích cực trau dồi kiến thức để có thông tin phản biện

Người có tư duy phản biện thường có khả năng diễn đạt và tranh luận tốt. Tuy nhiên, để lập luận tốt chúng ta cần không ngừng trau dồi kiến thức tổng quát, nắm vững thông tin đa dạng về tất cả các lĩnh vực có liên quan đến ngành nghề mình đang làm việc và cả những ngành nghề không thuộc công việc của mình. Thói quen quan sát và học hỏi nhiều kiến thức này giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan về vấn đề. Hơn nữa, bạn sẽ có thông tin đa dạng để đưa ra lập luận thuyết phục trong lúc tranh luận.

 

2. Có một tầm nhìn khách quan

Muốn có tư duy phân tích tốt, các bạn cần có cái nhìn khách quan. Trước một vấn đề, bạn không nên giải quyết theo cảm tính hay đặt cái tôi quá nhiều. Hãy chủ động ý thức được góc nhìn chủ quan của mình và kìm hãm ảnh hưởng của nó. Hãy luyện tập lối  suy nghĩ khách quan bằng cách đặt mình vào góc nhìn của người khác. Hoặc khi có đủ kiến thức, hãy sử dụng thông tin bạn có để đánh giá vấn đề một cách tổng quát. Chỉ khi bạn có tầm nhìn khách quan, bạn mới có thể lập luận vấn đề một cách chính xác.

 

3. Tập thói quen đặt câu hỏi phản biện

Khi giải quyết một vấn đề, bạn không nên chấp nhận sự vật như nó vốn có. Hãy đặt câu hỏi “vì sao…” để có thê nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ. Đây là cách giúp chúng ta phòng tránh trường hợp không hay có thể xảy ra ngoài dự liệu. Ngoài ra, thói quen này giúp chúng ta giải quyết mọi vấn đề một cách tối ưu và chu toàn.

4. Sơ đồ hoá câu hỏi để xây dựng tư duy phản biện

Khi nhận diện một vấn đề nào đó, đầu tiên là chúng ta nắm rõ thông tin chính xác về: “Vấn đề gì? Về ai? Về điều gì? Liên quan đến lĩnh vực gì?” Sau đó, dựa trên những cơ sở khoa học và logic, hãy lên những câu hỏi để làm rõ vấn đề. “Tại sao A mà không phải B? A đúng hay B đúng? Nếu là A thì kết quả thế nào? B thì kết quả thế nào? Cái nào mới là cái đúng và chính xác?” Từ đó rút ra kết luận và nguyên nhân cho vấn đề trên.

Tư duy phản biện là một công cụ rất tuyệt vời để hoàn thiện bản thân và tạo nên những bước ngoặt trong cuộc sống và trong sự nghiệp. Để có được tư duy phân tích tốt, trước hết hãy trau dồi cho bản thân thật nhiều kiến thức ở nhiều lĩnh vực. Sau đó, hãy tập cho mình sự chủ động, tự tin và cách rèn luyện tư duy logic, nhanh nhạy. Đồng thời, bạn cần thực hiện những phương pháp rèn luyện tư duy phản biện trên theo cách phù hợp với bản thân.

Hãy tham gia khóa học của HSM để được tư vấn bởi chuyên gia uy tín hàng đầu trong ngành Nhân sự về cách rèn luyện tư duy phản biện.

 

Nguồn: Trường Trung cấp Kinh tế – Du lịch TP.HCM

Đọc thêm:

Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch Hồ Chí Minh. (N.d.). Tư duy phản biện là gì? Làm sao để rèn luyện tư duy phản biện?. CET.edu.vn. https://www.cet.edu.vn/tu-duy-phan-bien