TƯ DUY PHẢN BIỆN – KỸ NĂNG SỐNG CÒN CỦA LÃNH ĐẠO DOANH NGHIỆP

Để thành công trong thị trường thế kỷ 21 này, bạn cần có tư duy phản biện tốt. Hiệu trưởng Roger Martin của trường Quản trị Rotman đã tìm ra chân lý này từ cả thập kỷ trước. Thời điểm đó, ông đang cải cách giáo án giảng dạy để tập trung vào kỹ năng phản biện. Điều mà Martin và rất nhiều người khác đang làm là tiếp cận giáo dục và giải quyết vấn đề qua nhiều lĩnh vực, từ học thuật, kinh doanh, nghệ thuật cho đến lịch sử. 

 

Tư duy phản biện luôn là một kỹ năng được đề cao đối với công tác quản lý. Tuy nhiên, qua thời gian, các trường kinh doanh dần bỏ quên tư duy phản biện. Chương trình đào tạo ngày càng tập trung về “lượng” hơn là về “chất.” Ngày nay, khi độ phức tạp của các vấn đề càng gia tăng, tư duy phản biện bắt đầu được quan tâm trở lại. 

 

David A. Garvin từ trường Kinh Doanh Harvard chia sẻ cùng tờ New York Times: “Tôi nghĩ rằng giờ đây mọi người cần trau dồi các kỹ năng tư duy, từ việc đặt câu hỏi phản biện cho đến nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ.” Garvin là đồng tác giả của cuốn “Re-Thinking the M.B.A.: Business Education at a Crossroads” (Tạm dịch: “Tái cơ cấu chương trình M.B.A: Đào tạo kinh doanh trước những ngã rẽ”). Ông đã tổng kết lại một số phương pháp luyện tập một tư duy phản biện sau: 

 

Đặt câu hỏi phản biện cho dữ kiện có sẵn

Người có tư duy biện chứng (phản biện) thường hay đàu sâu và đặt câu hỏi “cái gì” và “vì sao” trước mọi dữ liệu. Từ khủng hoảng kinh tế 2008, nhu cầu mật thiết cho lối tư duy này càng rõ ràng. Thời điểm khủng hoảng thường thôi thúc tư duy phản biện tốt nhất vì ta bắt buộc phải đặt câu hỏi vì sao ta lại rơi vào tình huống này. 

 

Tìm hiểu những khía cạnh khác

Hãy tận dụng bối cảnh đa dạng văn hoá và giới trong môi trường làm việc hiện nay. Một kỹ sư tới từ Ấn Độ sẽ nhìn nhận vấn đề khác với một người quê ở Iowa. Cả hai có thể ngang hàng về trình độ nhưng sẽ đem đến những góc nhìn khác nhau.

Nhìn nhận được tiềm năng

Phản biện dữ kiện và đánh giá các khía cạnh của vấn đề thuộc về kỹ năng suy diễn. Người có tư duy phản biện nên có sự sáng tạo để thấy được cơ hội giữa thử thách.  Chẳng hạn, một nhà quản lý sẽ nhìn nhận lỗi sản xuất là một vấn đề lớn. Tuy nhiên, người tư duy nhạy bén sẽ coi đây là cơ hội để xem xét lại quy trình và khám phá cơ hội mới. 

 

Cuối cùng, một đóng góp quan trọng của tư duy phản biện chính là làm chủ trạng thái mơ hồ. Chúng ta không thể kiểm soát được tất cả các biến số của thị trường. Đặc biệt khi chuỗi cung ứng phức tạp ảnh hướng trực tiếp đến tốc độ phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, lãnh đạo cần làm quen với môi trường thay đổi liên tục và đòi hỏi ra quyết định nhanh chóng. 

Tóm tắt phương pháp rèn luyện critical thinking
Tư duy phản biện là kỹ năng sống còn cho lãnh đạo trong thị trường cạnh tranh hiện nay.

Trong một thị trường nhiều biến đổi, chúng ta chắc chắn cần những nhà lãnh đạo có tư duy nhạy bén. Điều này sẽ giúp họ nhận định tình hình, tìm ra cơ hội, và nắm bắt thời cơ. 

Hãy tham gia khoá học “Tư Duy Phản Biện cho nhà quản lý, lãnh đạo” của HSM để được tư vấn bởi chuyên gia uy tín hàng đầu trong ngành Nhân sự về phương pháp áp dụng tư duy này trong lãnh đạo doanh nghiệp.

Nguồn: 

Baldoni, J. (2010, Tháng Một Ngày 20). How leaders should think critically. Harvard Business Review. https://hbr.org/2010/01/how-leaders-should-think-criti