TƯ DUY PHẢN BIỆN – PHÁ VỠ TƯ DUY LỐI MÒN

Tư duy phản biện là gì?

Critical Thinking – Tư duy phản biện là một thuật ngữ chắc hẳn đã rất quen thuộc với mỗi chúng ta. Nhưng bạn có chắc rằng mình đang hiểu đúng và áp dụng đúng tinh thần của tư duy phản biện? 

Có người cho rằng: Sự phản biện chỉ dành cho những kẻ thích cãi nhau, hay gọi đó là kẻ thù của sự sáng tạo… Nhưng lại có ý kiến cho rằng: Những suy nghĩ nghĩ, ý kiến phản biện sẽ giúp phá vỡ những tư duy lối mòn, là cánh cửa của sự đổi mới trong tổ chức, doanh nghiệp. Vậy đâu mới là quan điểm chính xác nhất? Chúng ta hãy cùng tìm câu trả lời cho câu hỏi: 

Tại sao Critical Thinking lại quan trọng? 

Đó là vì:

  • Nó xác định ra những tư duy thiên vị. Những suy luận phản biện giúp chỉ ra cả những tư duy thiên vị trong những vấn đề mà nó quan sát (đối tượng của nó) và những thiên vị mà chính bạn đem tới. Nếu bạn giải quyết được những sự​​ thiên vị này một cách công bằng, và điều chỉnh lại tương ứng tư duy của bạn, bạn sẽ nhận ra được đối tượng đó trên phương diện mà nó thiên lệch, và hiểu được những​ thiên vị ​​của bạn qua phản ứng của bạn đối với nó.
  • Nó được định hướng đến vấn đề, sự việc hoặc hoàn cảnh mà bạn đang giải quyết.  Tư duy phản biện tập trung vào phân tích và nắm bắt đối tượng của mình. Nó loại bỏ, với chừng mực có thể, các phản ứng cảm xúc, trừ khi chúng trở thành một phần của cách tiếp cận hoặc giải pháp.
  • Nó cho bạn nhìn thấy bức tranh toàn cảnh. Những người có suy nghĩ phản biện không bao giờ xem xét thứ gì một cách biệt lập. Đối tượng của nó luôn phải có một lịch sử, một nguồn gốc, một bối cảnh. Critical Thinking cho phép bạn phát huy, do đó nhận được nhiều hơn những đặc điểm chính của thứ mà bạn đang xem xét, và làm cho một giải pháp thực tế và hiệu quả đối với một vấn đề có tính khả thi hơn.
  • Nó mang các nhân tố cần thiết khác vào.  Một số thứ mà ảnh hưởng đến đối tượng của Critical Thinking – các hoàn cảnh trước đó, lịch sử cá nhân, các giả định phổ biến về một vấn đề – có thể cần được kiểm tra chính chúng. Những suy nghĩ phản biện sẽ xác định chúng và cũng chất vấn chúng.
  • Nó xem xét cả tính đơn giản và tính phức tạp của đối tượng của nó. Một hoàn cảnh hoặc sự việc có thể có một lời giải thích hoặc giải quyết có vẻ đơn giản, nhưng nó có thể dựa trên một sự kết hợp phức tạp của các yếu tố. Những ý kiến phản biện sẽ làm sáng tỏ các mối quan hệ giữa chúng và xác định mức độ phức tạp nào cần phải xử lý để đi đến kết luận mong muốn.
  • Nó cho bạn cái nhìn gần như chính xác về hiện thực. Toàn bộ ý nghĩa của những suy luận mang tính phản biện là để xây dựng nên quan điểm khách quan nhất có thể có. 100% khách quan có lẽ là không thể, nhưng bạn càng đến gần được bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu.
  • Quan trọng nhất,  với toàn bộ các lý do trên đây, rất có thể nó giúp bạn đạt được kết quả mong muốn. Bạn càng xử lý sát sao những thứ liên quan, xoay quanh vấn đề, bạn càng có hy vọng giải quyết thành công chúng.

Tổng kết

Nhìn chung, giá trị thực sự của Critical Thinking là ở chỗ: nó chính là gốc rễ của mọi tiến bộ nhân loại. Tổ tiên đầu tiên của con người tự nhủ “Chúng ta lúc nào cũng chế tạo ra các dụng cụ bằng xương, nhưng chúng lại quá dễ vỡ. Kiểu gì chúng ta cũng làm ra được công cụ từ những thứ khác. Tôi thử loại đá này xem sao nhỉ?” là đã sử dụng tư duy phản biện.

Bạn hẳn là rất khó để tìm ra một tiến bộ ở bất kỳ lĩnh vực phát triển nào của con người mà không bắt đầu với việc một người nào đó quan sát các sự vật hiện tượng và nói “Đâu cần phải như vậy. Nếu chúng ta nhìn nó từ một góc độ khác thì sao nhỉ?”

Theo: https://hatechange.org/tu-duy-phan-bien-cong-cu-giai-quyet-cac-van-de-cong-dong/

Để biết thêm các phương pháp rèn luyện tư duy phản biện trong quản lý doanh nghiệp, hãy tham gia khóa học “Tư duy phản biện” của HSM và được tư vấn bởi các chuyên gia hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực Learning & Development.

Đăng ký tại: https://hsmconsulting.vn/tu-duy-phan-bien/

Hotline: 0965 609 220

#HSM #HocvienchienluocnhansuHSM

#Daotaonhansu #Daotaodoanhnghiep

#Tuduyphanbien