Virtual Training : Xu hướng đào tạo của tương lai

Virtual training là khái niệm khá mới tại Việt Nam. Nhưng trên thế giới hình thức đào tạo này đã phát triển từ lâu. Đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh phức tạp hiện nay, virtual training đang trở thành xu hướng tất yếu của thời đại. Hãy cùng HSM tìm hiểu về hình thức đào tạo này nhé.

virtual-training-5
Định nghĩa virtual training

 

1. Virtual training là gì ?

Virtual training là hình thức đào tạo tạo trong môi trường ảo hoặc giả lập, được hỗ trợ bởi các nền tảng công nghệ. Giảng viên và người học có thể tham gia ở bất kỳ địa điểm nào mà không cần gặp trực tiếp, thông qua k ết nối internet.

Quá trình đào tạo có thể được thực hiện đồng bộ hoặc không đồng bộ. Môi trường đào tạo ảo được mô phỏng theo lớp học và trải nghiệm học truyền thống.

2. Các hình thức của lớp học Virtual Training:

Một số hình thức thường gặp của lớp học Virtual Training

  • Webinar
  • Hội thảo video hoặc audio
  • Thuyết trình trực tuyến
  • Live streaming
  • Phòng chat theo thời gian thực
  • Hệ thống Learning Management System (phân phối tài liệu và quản lý học trực tuyến)
  • Các khoá đào tạo trực tuyến

Giống như mô hình lớp học thông minh, lớp học virtual phối hợp nhiều công nghệ khác nhau. Nhưng điểm khác biệt ở đây chính là lớp học virtual sẽ tập trung vào quá trình số hoá và chuyển giao kiến thức thông qua mạng Internet. Mô hình này tạo ra nhiều cơ hội giáo dục từ xa cho học sinh và giảng viên với sự trợ giúp của nhiều công cụ dạy học tân tiến. Nhờ vậy, lớp học có thể được dạy từ bất cứ đâu, bất kể giờ giấc hay xa cách địa lý.

3. Ưu điểm nổi bật của Virtual training

3.1. Virtual training có tính linh hoạt

Ưu điểm nổi bật của Virtual training là không phụ thuộc vị trí địa lý. Người học có thể tham gia ở bất kỳ nơi nào chỉ với một thiết bị smartphone hoặc laptop kết nối internet.

 

virtual-training-1
Học virtual training ở bất kỳ đâu

 

Do không phụ thuộc vào vị trí địa lý và môi trường lớp học truyền thống nên virtual training có tính linh hoạt rất cao.

Các lớp học có thể được tổ chức vào nhiều khung giờ trong ngày, các hoạt động học, thời lượng buổi học cũng rất linh hoạt dựa theo tình hình thực tế của giảng viên và học viên.

 

virtual-training-7
Linh hoạt thời gian với virtual training

Hơn thê nữa virtual training hoàn toàn không bị ảnh hưởng trong tình hình xã hội giãn cách do dịch bệnh phức tạp hiện nay.

Ngay cả khi dịch bệnh được kiểm soát thì hành vi sử dụng online của con người đã trở thành một thói quen. Do đó virtual training sẽ ngày càng phát triển và trở thành một xu hướng tất yếu.

3.2. Virtual training có khả năng tích hợp  và mở rộng.

Được hỗ trợ bởi nhiều nền tảng công nghệ, virtual training có khả năng tích hợp cao, giảng viên dễ dàng xây dựng các hoạt động tương tác giúp bài giảng thêm sinh động và tăng hiệu quả học tập.

Học viên có thể học lại nhiều lần với hệ thống video, slide.

 

virtual-training-4
Virtual training có khả năng kết nối đa nền tảng

 

Với sức mạnh của công nghệ, giảng viên có thể traning cho hàng chục, hàng trăm học viên cùng lúc mà không làm tăng chi phí, điều mà khó có thể thực hiện hiệu quả với hình thức lớp học truyền thống.

3.3. Virtual training chi phí thấp hơn học truyền thống

Với virtual training các chi phí đi lại, chi phí mặt bằng hay sinh hoạt đều được loại bỏ. Thay vào đó chỉ cần trả chi phí nhỏ cho các nền tảng theo gói thuê bao hàng tháng.

Các chi phí in ấn tài liệu, sách cũng không còn mà được thay thế hoàn toàn bằng các slide tài liệu, ebook hoàn toàn miễn phí.

 

virtual-training-2
Chi phí thấp hơn lớp học truyền thống

3.4. Virtual training cho hiệu suất đào tạo cao hơn

Khi học với virtual training, người học sẽ được khuyên học tại không gian riêng tư, yên tĩnh giúp tập trung hơn, tiếp thu kiến thức tốt hơn, không bị phân tán hoặc ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại cảnh.

Giảng viên cũng có thể dễ dàng đánh giá hiệu quả đào tạo thông qua các bài test, trắc nghiệm ngay trong lớp.

 

virtual-training-8
Đo lường hiệu quả đào tạo

 

4. Virtual training phù hợp với công ty nào

Virtual training phù hợp với hầu hết các mô hình công ty từ nhỏ đến lớn. Tuy nhiên nó đặc biệt phù hợp với những công ty có quy mô lớn, nhân sự nhiều và rải rác trên cả nước.

Những công ty  trong các ngành : sức khỏe, tài chính, bảo hiểm, viễn thông, bán lẻ hay công nghệ  thì hiệu quả mà virtual training mang lại sẽ tạo nên sự khác biệt rõ rệt.

5. Các công cụ hỗ trợ Virtual Training

5.1. Document Sharing (Chia sẻ tài liệu)

  • Một tính năng phổ biến cho phép giảng viên chia sẻ các tài liệu (ví dụ: slide) cho các học viên cùng xem
  • Ứng dụng: Trình chiếu các nội dung và chỉ dẫn cho các hoạt động nhóm trên màn hình

5.2. Chat (Trò chuyện)

  • Cho phép các học viên giao tiếp với nhau và với nhiều người bằng cách gõ tin nhắn văn bản.
  • Ứng dụng: Khuyến khích trao đổi và thảo luận trong lớp học.

5.3. Annotation & Draw (Công cụ chú thích và vẽ)

  • Cho phép vẽ hay gõ văn bản trên tài liệu được chia sẻ trên màn hình hoặc bảng trắng (white- board) theo thời gian thực
  • Ứng dụng: Đánh dấu những từ khóa quan trọng hay hình minh họa trên màn hình để duy trì sự tương tác trực quan. Đồng thời cho phép người tham dự được viết hay vẽ lên tài liệu được chia sẻ trên màn hình trong thời gian hoạt động nhóm.

5.4. Whiteboard (Bảng trắng)

  • Một màn hình nền trắng có thể được sử dụng để viết hay vẽ lên. Tương tự bảng trắng trong lớp học thực tế nhưng dưới dạng số hóa
  • Ứng dụng: Sử dụng trong các hoạt động khởi tạo ý tưởng theo nhóm (brainstorming) mà học viên được sử dụng công cụ chú thích (annotation)

5.5. Status indicators (Biểu tượng trạng thái)

  • Học viên ấn vào các biểu tượng để thể hiện trạng thái và phản ứng của mình theo thời gian thực
  • Ứng dụng: Hỏi các câu hỏi trả lời Có/ Không hay Đồng ý/ Không Đồng ý để học viên cùng thảo luận

5.6. Raise hand (Giơ tay)

  • Cho phép học viên giơ tay phát biểu trực tuyến
  • Ứng dung: Yêu cầu các cá nhân phản hồi và chia sẻ ý kiến bằng cách giơ tay ảo

5.7. Poll (Khảo sát)

  • Hỏi các câu hỏi trắc nghiệm nhiều đáp án hoặc các câu hỏi tự luận ngắn
  • Ứng dụng: Đưa ra các câu hỏi thách thức để kiểm tra kiến thức một chủ đề nào đó của người tham dự

5.8. Breakout Room (Chia nhóm nhỏ)

  • Chia học viên vào các nhóm nhỏ để thảo luận
  • Ứng dụng: Thực hiện các tình huống đóng vai theo nhóm để tập luyện các kỹ năng

5.9. File and material distributions (Chia sẻ tài liệu)

  • Giao bài tập nhỏ hay các loại tài liệu văn bản khác thông qua việc truyền các tập tin điện tử
  • Ứng dụng: Phát tài liệu học tập cho các học viên trong lớp học

5.10. Tests & quizzes (Bài kiểm tra)

  • Tạo các bài kiểm tra với đề tài đào tạo
  • Ứng dụng: Kiểm tra mức độ chuyển giao kiến thức và độ thấu hiểu kiến thức của học viên

5.11. Application & screen sharing (Chia sẻ màn hình và ứng dụng)

  • Trình chiếu một ứng dụng khác từ máy của giảng viên cho tất cả học viên cùng xem
  • Ứng dụng: Trình bày cách sử dụng một phần mềm

6. Tài liệu tham khảo về Virtual Training

Dưới đây là thông tin một số tài liệu và nguồn thông tin hữu ích về Virtual Training để anh chị tham khảo và cập nhật:

7. Học Virtual Training ở đâu

Khoá học public “ Virtual Training Basic” của HSM hiện đã soán ngôi Khoá TOT GIẢNG VIÊN CHUYÊN NGHIỆP, trở thành best seller của các khoá học tại HSM trong tháng vừa qua!

Đây là những nền tảng đầu tiên giúp các giảng viên/trainer ứng dụng những công cụ đào tạo trên nền tảng trực tuyến để tăng cường tính tương tác với học viên, giúp chất lượng mỗi buổi đào tạo được nâng cao, thu hút sự tham gia và tập trung của học viên.

Với 02 buổi đào tạo, Giảng viên Đỗ Thành Công – Trưởng phòng đào tạo & phát triển, HSM đã đưa tới rất nhiều kiến thức bổ ích, thiết thực dành cho các học viên, có thể ứng dụng và áp dụng ngay vào thực tế ngay sau khóa học.

Những nội dung hữu ích trong chương trình học viên được tiếp cận bao gồm 3 chuyên đề, đó là:

Chuyên đề 1. TỔNG QUAN VỀ VIRTUAL TRAINING

  • Định nghĩa và bản chất của hình thức Virtual Training
  • Phân biệt Virtual Training với các hình thức trực tuyến khác
  • Lợi ích và ưu điểm vượt trội của Virtual Training
  • Các tính năng cơ bản và phổ biến trong Virtual Training

Chuyên đề 2. 03 BƯỚC XÂY DỰNG BÀI GIẢNG VIRTUAL TRAINING HIỆU QUẢ

  • 03 sai lầm thường gặp khi chuyển đổi bài giảng trực tiếp sang trực tuyến
  • 03 bước nền tảng để xây dựng bài giảng virtual training hiệu quả
  • Thực hành cá nhân

Chuyên đề 3. BÍ QUYẾT TƯƠNG TÁC HỌC VIÊN HIỆU QUẢ QUA NỀN TẢNG TRỰC TUYẾN

  • Làm chủ nền tảng ZOOM trong đào tạo trực tuyến
  • 08 bí quyết tương tác học viên hiệu quả trên nền tảng ZOOM
  • Gợi ý một số ý tưởng và cách triển khai hoạt động thực tế
  • Thực hành cá nhân

Sau đào tạo, khi thấy được các feedback tích cực từ anh/chị học viên đã tham gia khoá học, HSM rất tự hào và cảm thấy đó chính là động lực để ngày càng phát triển và lan toả giá trị đến cho cộng đồng. Chuyên môn giỏi, giảng viên xuất sắc là không đủ, quan trọng là sự chuyển đổi mạnh mẽ của học viên sau khi được training – điều mà HSM luôn hướng tới từ khi mới thành lập.
>> Tham khảo khóa học Virtual training Master đầu tiên tại Việt Nam do HSM tổ chức

Lời kết

Bài viết trên là những chia sẻ khái quát về hình thức đào tạo Virtual training. Đây là hình thức đào tạo của tương lai với nhiều ưu việt so với hình thức lớp học truyền thống. Nếu bạn có thắc mắc về đừng ngần ngại đặt câu hỏi bên dưới.

Bạn cũng có thể tham gia cộng đồng L&D để thảo luận và học thêm các kiến thức về virtual training nhé.



Leave a Reply