WORKSHOP: BÍ QUYẾT ĐIỀU PHỐI THẢO LUẬN NHÓM HIỆU QUẢ TRONG ĐÀO TẠO 

Diễn giả buổi chia sẻ là ai?

Tối ngày 17/09/2020, HSM hân hoan tổ chức thành công buổi chia sẻ workshop “Bí quyết điều phối thảo luận nhóm hiệu quả trong đào tạo” qua nền tảng Zoom. Buổi chia sẻ diễn ra hết sức sôi nổi với hơn 90 khách tham dự. Diễn giả chính của buổi chia sẻ là anh Đàm Thế Ngọc, Giám đốc Điều hành & Giám đốc Chuyên Môn HSM.

Anh Ngọc đã có gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nhân sự, Đào tạo, trực tiếp xây dựng và vận hành hệ thống đào tạo cho các tập đoàn lớn trong nước và tập đoàn đa quốc gia. Mr. Ngọc đã đào tạo cho giám đốc, quản lý và nhân viên tại các doanh nghiệp: FLC, Vietin Bank, Bac A Bank, VP Bank, VNDirect, Mobifone, Misa Group, VNPT Vinaphone, VTC Digicom, VN Post, Đại Việt Group, Edufit Internation, Eway, KOISY, VNEXT, FPT Telecom, Mường Thanh, AIA, Golden Gate, Fecon, Gentherm,…

Buổi chia sẻ kéo dài 90 phút với 4 nội dung chia sẻ hữu ích về điều phối thảo luận nhóm trong đào tạo, cụ thể như: 

I. Tổng quan về thảo luận nhóm 

Trong cuộc khảo sát đầu buổi chia sể, có tới 80% các anh chị tham dự cho biết bản thân thường xuyên sử dụng hoạt động thảo luận nhóm trong chương trình đào tạo. Trong cuốn sách “The Technique of Group Discussion” của Jaime Bulatao, thảo luận nhóm được định nghĩa là hoạt động “tư duy cộng tác” (cooperate thinking). Như vậy, thảo luận nhóm gồm 2 yếu tố chính:

  • Tư duy 
  • Cộng tác với người khác

Thảo luận nhóm trong đào tạo là một hoạt động học tập để giúp học viên phát triển, chia sẻ tối đa các ý tưởng, quan điểm, câu trả lời về một chủ đề chung. 

Thảo luận nhóm
Thảo luận nhóm trong đào tạo là hoạt động giúp chia sẻ và phát triển các ý tưởng, quan điểm về một chủ đề.

Vậy, lợi ích của thảo luận nhóm là gì? 

  • “Mọi người không tranh luận với những dữ liệu mà chính họ đưa ra” 

Đây là lợi ích rõ ràng nhất của thảo luận nhóm và là một trong 5 quy luật học tập cho người trưởng thành được phát triển bởi tổ chức The Bob Pike Group. Khi giảng viên đưa ra một thông tin mới mẻ, học viên sẽ không nhất thiết tin ngay điều đó là đúng. Nhưng khi ta lồng ghép và liên kết thông tin mới muốn truyền tải vào phần dữ liệu được học viên đưa ra trong phần thảo luận nhóm, học viên sẽ dễ dàng chấp nhận thông tin hơn rất nhiều. 

Ngoài ra, tầm quan trọng của hoạt động thảo luận nhóm bao gồm: 

  • Tăng hứng thú và tương tác với bài giảng
  • Giúp nhớ và hiểu tốt hơn về nội dung
  • Xác định được độ sâu về kiến thức của học viên 
  • Cung cấp thông tin sau đó sát thực tế với học viên 

 

II. Tư duy quan trọng trong thiết kế hoạt động thảo luận nhóm: 

Tuy nhiên, thảo luận nhóm có một số hạn chế như tốn thời gian, khó quản lý học viên với số lượng lớn, hay một số học viên không chia sẻ. Vì vậy, hoạt động thảo luận chỉ phù hợp để: 

  • Thay đổi thái độ của học viên (học viên điều chỉnh cách tương tác của mình với thành viên khác)
  • Phát triển kiến thức của học viên qua trao đổi. “Học thầy không tày học bạn.” Nhiều khi, học viên sẽ học hỏi thêm nhiều khía cạnh của một vấn đề từ các thành viên trong nhóm. 

Khi thiết kế câu hỏi thảo luận, ta nên chia làm 2 nhóm câu hỏi:

  • Câu hỏi chung dành cho tất cả các nhóm
  • Câu hỏi riêng dành cho từng nhóm cụ thể

Việc phân chia thành nhóm 2 câu hỏi như thế này sẽ giúp đa dạng hóa phương thức triển khai thảo luận nhóm giúp hoạt động này không trở nên nhàm chán, đồng thời các câu trả lời thu về cũng sẽ đa dạng và đúng trọng tâm khi cần thiết. 

 

III. Quy trình triển khai hoạt động thảo luận nhóm

Trong phần thứ 3 của buổi chia sẻ, anh Đàm Thế Ngọc đã tổng kết quy trình 5 bước triển khai hoạt động thảo luận nhóm hiệu quả, cụ thể như sau: 

  • Chuẩn bị: Hãy chuẩn bị kĩ kịch bản đưa ra câu trả lời, cách chia nhóm, không gian, giáo cụ, câu hỏi 
  • Hướng dẫn: Khi đưa hoạt động vào lớp học, hãy giải thích mục đích của hoạt động thảo luận cho học viên và đưa ra yêu cầu cụ thể. Vì một số học viên có thể mất tập trung, đừng quên đưa những thông tin hướng dẫn lên slide hoặc viết lên bảng. Cuối cùng, hãy xác nhận lại một lượt những yêu cầu của anh/chị trước khi để nhóm bắt đầu thảo luận. 
  • Quan sát/Hỗ trợ: Hãy là người đồng hành, gỡ rối, đưa học viên trở lại đúng với hướng đi của lớp học khi họ bắt đầu chệch hướng. Giảng viên cũng cần nhắc nhở học viên về thời gian và cách thức trả lời câu hỏi. 
  • Học viên chia sẻ: Hãy khuyến khích những học viên chưa sôi nổi trình bày và ghi nhận qua nhiều hình thức như cho điểm khuyến khích, tặng xu, vv. 
  • Giảng viên đúc kết: Đây là phần rất quan trọng. Giảng viên cần khen ngợi, động viên các nhóm đã tích cực tham gia. Hãy ghi nhận và tổng hợp các điểm nổi bật trong phần chia sẻ của mỗi nhóm, đồng thời đưa ra các ví dụ minh họa cho phần tổng hợp.
Tổng kết về 04 bước triển khai thảo luận nhóm
Các bước triển khai hoạt động thảo luận nhóm

IV. 04 Bí quyết điều phối hoạt động thảo luận nhóm hiệu quả

Cuối chương trình, anh Đàm Thế Ngọc đã chia sẻ các bí quyết điều phối hoạt động thảo luận nhóm hiệu quả từ chính kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu của mình. Cụ thể các bí quyết như sau: 

Đa dạng cách thức chia nhóm: 

Ngẫu nhiên, chia theo danh sách, đếm số, nhóm trưởng lựa chọn, trò chơi ghép ảnh, vv. 

text
Các cách chia nhóm học viên

Đa dạng hóa cách lấy ý kiến học viên sau thảo luận

 Đừng hỏi ý kiến học viên theo một cách. Ta có thể hỏi đại diện nhóm trả lời hay chia nhỏ để hỏi ý kiến từng thành viên. Một điều cần nhớ, giảng viên là người tổng hợp thông tin sau mỗi phần trả lời. Vì vậy, đừng chờ đến khi tất cả các nhóm đã chia sẻ xong, anh/chị mới tổng hợp. Hãy tổng kết ngay sau mỗi phần của các nhóm. 

Đào sâu bằng câu hỏi

Hãy đề nghị học viên giải thích thêm về phần chia sẻ của họ. Một câu hỏi vô cùng hữu ích cho phần này chính là: “Anh/chị/bạn có thể đưa ra một ví dụ cho phần này được không?”

Liên kết ý của nhóm với phần đúc kết của giảng viên: 

Hãy tìm nhiều nhất có thể những ý kiến có liên hệ với thông tin của chính giảng viên và đào sâu để giải thích các phần đó. Như vậy, học viên sẽ dễ tiếp thu thông tin và có phần liên hệ với chính kiến thức có sẵn của mình hơn. 

Lời kết

Cuối buổi workshop, các khách tham dự chia sẻ rằng đã học được thêm nhiều kỹ năng bổ ích để có thể áp dụng vào công việc đào tạo của mình. HSM xin trân thành cảm ơn sự tham gia sôi nổi và nhiệt tình của anh/chị. Hy vọng được gặp lại anh/chị trong các buổi chia sẻ và các khóa học trong tương lai của HSM. 

 

Để biết thêm các phương pháp nâng cao kỹ năng giảng dạy và hiệu quả đào tạo, hãy tham gia khóa học “Giảng viên chuyên nghiệp – Train the Trainer” của HSM và được tư vấn bởi các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Learning & Development tại Việt Nam.