XÁC ĐỊNH ĐIỂM MẠNH/YẾU CỦA NHÂN VIÊN ĐỂ TĂNG HIỆU SUẤT CHO DOANH NGHIỆP

Một yếu tố quan trọng góp phần làm nên thành công của doanh nghiệp chính là vận dụng điểm mạnh của nhân viên. Điểm mạnh của từng người sẽ đóng góp cho đích đến cuối cùng của doanh nghiệp. Vì vậy, đánh giá chính xác điểm mạnh và yếu của nhân viên có thể giúp doanh nghiệp của bạn tăng năng suất và đạt được kết quả. Đây cũng sẽ là nền tảng giúp bạn đánh giá nhân viên. Một khi bạn có thể xác định được điểm mạnh của nhân viên, bạn có thể chỉ định nhân sự hợp lý để họ có thể phát triển hết tiềm năng. 

 

Thực hiện đánh giá nhân viên 

Xác định điểm mạnh và yếu của nhân viên chính là bước đầu tiên để nâng cao hiệu quả làm việc. Mỗi người đều có những tiềm năng và kỹ năng khác nhau. Tuy nhiên, đôi khi vị trí hiện tại chưa cho phép họ sử dụng. Sau đây là một số điểm mạnh thường thấy ở nhân viên bạn có thể tham khảo:

  • Lòng trung thành
  • Đạo đức nghề nghiệp
  • Khiếu hài hước
  • Linh hoạt
  • Viết lách tốt
  • Giao tiếp tốt
  • Sáng tạo
  • Rành công nghệ
  • Tư duy đột phá
  • Quan hệ rộng
  • Khả năng thuyết phục cao
  • Kỹ năng và kiến thức chuyên môn tốt.

Hãy lên danh sách cho những điểm mạnh của nhân viên bạn, và đừng ngần ngại nhờ các quản lý nhóm trợ giúp.

 

Vận dụng điểm mạnh của nhân viên 

Lãnh đạo xuất chúng thường đặt nhân viên vào những vị trí có thể giúp họ vận dụng và phát triển khả năng của mình. Hãy làm bất cứ điều gì cần thiết để điều phối lại trách nhiệm công việc. Bạn có thể thử những cách sau:

  • Viết lại miêu tả công việc
  • Hoán đổi vai trò
  • Thêm bớt trách nhiệm

Hãy tập trung vào những điều tích cực và cách thức phát triển kỹ năng độc đáo của nhân viên. Nếu một người có khả năng giao tiếp tốt, hãy điều phối người đó vào vị trí như chăm sóc khách hàng hay phản hồi cuộc gọi/email. 

 

Cải thiện điểm yếu của nhân viên 

Đừng quên rằng bạn cần đồng thời đánh giá điểm yếu của nhân viên. Đừng bỏ quên những yếu tố như:

  • Hay đi muộn
  • Vấn đề giao tiếp
  • Thiếu động lực
  • Không hiểu rõ về sản phẩm dịch vụ
  • Không hoà đồng.

Hãy làm việc cùng từng người để đặt ra mục tiêu có thể đo đếm được. Từ đó, hãy thiết lập một hệ thống để kiểm tra tiến trình cố gắng và kiểm tra đều đặn. 

 

Nếu một nhân viên hay đi muộn, hãy lập một bảng chấm công và một hệ thống thưởng phạt để củng cố. Chẳng hạn như khen ngợi hay công nhận cho một tuần đi làm đầy đủ. Với nhân viên có vấn đề kỹ thuật, một khoá huấn luyện về hệ thống chương trình có thể giúp ích. Bạn cũng có thể để nhân viên tự theo dõi doanh số theo ngày hay theo tuần của mình, 

 

Đối với những lĩnh vực chủ quan như giao tiếp thì sao? Bạn hãy thử mở hội thảo hay cuộc trao đổi về đề tài như thoả hiệp, giao tiếp. Bạn có thể khuyến khích mọi người tham gia bằng cách chấm công, cung cấp bữa ăn trưa hay giấy chứng nhận. Nếu bạn cần giúp đỡ, đừng ngần ngại nhờ cấp quản lý làm việc với nhân viên của họ để đặt ra mục tiêu và kế hoạch thực hiện. 

 

Giao tiếp với nhân viên

Nhiều khi nhân viên không hiểu rõ về yêu cầu công việc hoặc cảm thấy đóng góp của bản thân không được coi trọng. Trong trường hợp này, hãy ngồi xuống cùng mối nhân viên để cùng thực hiện một buổi đánh giá chính thức theo từng quý. Đừng tập trung vào điểm yếu không thể cải thiện. Thay vào đó, hãy khen ngợi điểm mạnh của họ và khuyến khích những thay đổi có thể thực hiện. Đừng quên cho nhân viên bạn biết điểm mạnh của họ đã đóng góp cho công ty như thế nào. Và hãy nhớ gợi ý về cách họ có thể tiếp tục phát triển bản thân và doanh nghiệp trong tương lai. 

 

Nguồn:

Kunz, M. (2019, February 04). Employee strengths & weaknesses. Chiron. https://smallbusiness.chron.com/employee-strengths-weaknesses-18946.html

Để tìm hiểu thêm về cách xác định và tập trung vào những mục tiêu quan trọng để nâng cao hiệu quả trong quản lý doanh nghiệp và cả cuộc sống cá nhân, hãy tham gia lớp học virtual “Nhà Quản Lý hiệu suất cao” của HSM để được tư vấn bởi các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nhân sự ở Việt Nam.