Cách Triển Khai Các Chương Trình Đào Tạo Theo Mô Hình Kirkpatrick

Từ lâu, mô hình  Kirkpatrick đã được coi là “kim chỉ nam” trong việc đánh giá kết quả các chương trình đào tạo và học tập. Mô hình này được công nhận trên toàn cầu và nó được đánh giá dựa trên bốn cấp độ tiêu chí: phản ứng, học tập, hành vi và kết quả.

Ở bài viết trước chúng ta đã cùng tìm hiểu về mô hình Kirkpatrick cập nhật nhất. Trong bài viết này,  chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu cách thức triển khai các chương trình đào tạo mà đánh giá được hiệu quả đào tạo cấp độ 4 một cách đơn giản nhất 

1. Tìm hiểu về bốn cấp độ đánh giá của mô hình Kirkpatrick

Trước tiên chúng ta cùng xem lại bốn cấp độ đánh giá hiệu quả đào tạo theo mô hình đánh giá Kirkpatrick

  • Cấp độ 1: Reaction (phản ứng) – Cảm nhận của học viên về khóa học
  • Cấp độ 2: Learning (học tập) – Học viên học được gì từ khoá học
  • Cấp độ 3: Behavior (hành vi) – Học viên thay đổi như thế nào sau khóa học 
  • Cấp độ 4: Results (kết quả) – Khóa học mang lại kết quả gì cho học viên, cho doanh nghiệp

2. Các cách thức triển khai các chương trình đào tạo theo Mô Hình Kirkpatrick hiệu quả 

a, Cách tiếp cận bình thường

  • Nhận đề bài từ lãnh đạo doanh nghiệp hoặc các bộ phận khác
  • Đi tìm đối tác và nhận các đề xuất khác nhau
  • Chọn đối tác, thường dựa vào giảng viên, nội dung và chi phí 
  • Tổ chức khóa học, làm bài test, đưa ra kế hoạch hành động
  • HY VỌNG học viên ứng dụng để thay đổi hành
  • HY VỌNG kết quả nào đó sẽ được tạo ra

Cách tiếp cận này sẽ phù hợp với một số chương trình nhưng với những chương trình trọng tâm thì không mang lại kết quả.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì tỷ lệ chuyển đổi tự nhiên sau khoá học là 15% hoặc thấp hơn nên đó là lý do vì sao chúng ta khó đánh giá được hiệu quả cấp độ 4.

Nên để đánh giá được hiệu quả đào tạo cấp độ 4 theo mô hình Kirkpatrick chúng ta cần phải làm khác đi.

b, Các cách tiếp cận khác của mô hình đánh giá Kirkpatrick

Chúng là muốn đánh giá ở cấp độ kết quả thì cần đi từ kết quả. Chúng là làm theo cách cũ thì khó có thể đạt được theo kỳ vọng, cần phải làm khác đi. Cách tiếp cận này có thể thực hiện theo các bước dưới đây:

  1. Xác định vấn đề ƯU TIÊN cần giải quyết bằng đào tạo
  2. Xác định thực trạng và kết quả cần đạt (ROE: Return On Expectations – cấp độ 4 theo Kirkpatrick)
  3. Phân tích và tìm ra HÀNH VI CHỦ CHỐT (HVCC) học viên cần thay đổi
  4. Xây dựng chương trình theo HVCC
  5. Tổ chức chương trình, đánh giá cấp độ 1, cấp độ 2 theo Kirkpatrick
  6. DẪN DẮT sự thay đổi về hành vi của học viên
  7. Đánh giá kết quả đạt được từng giai đoạn và đưa ra các cải tiến

ROE trong mô hình Kirkpatrick cập nhật nhất được hiểu là kết quả mà chúng ta kỳ vọng, không chỉ là về doanh số. Ví dụ về ROE bao gồm:

  • Tăng doanh số.
  • Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng.
  • Số lượng khách hàng tiềm năng tăng lên.
  • Chi phí giảm.
  • Tỷ lệ nhân sự nghỉ việc giảm đáng kể.
  • Giảm tỷ lệ lỗi ở sản phẩm.
  • Tăng hiệu suất làm việc của nhân viên.

Sự khác biệt giữa cách làm bình thường với cách làm khác biệt đó là:

  • Muốn đánh giá kết quả thì phải đi từ kết quả
  • Sự chuyển hoá hành vi không thể thông qua một sự kiện đào tạo, cần phải có một quá trình DẪN DẮT từ Ban tổ chức
  • Kết quả được hiểu là ROE – nhiều kết quả khác nữa chứ không chỉ là doanh số, lợi nhuận

Anh/Chị có thể sẽ gặp khó khăn trong những dự án đầu tiên vì cần thay đổi cách tiếp cận, cần trao đổi sâu với ban lãnh đạo hoặc bộ phận liên quan. Nhưng anh/chị thấy đấy, để tạo ra những những thành quả cụ thể thì công sức của chúng ta cũng bỏ ra tương xứng 

Trên đây là cách tiếp cận tối ưu để thiết kế và triển khai các chương trình đào tạo đánh giá hiệu quả đào tạo cấp độ 4 theo mô hình Kirkpatrick cập nhật nhất. Khi áp dụng anh/chị có băn khoăn gì vui lòng liên hệ với đội ngũ của HSM để nhận được hỗ trợ nhé.

Nguồn: 

Mr.  Đàm Thế Ngọc 

L&D Manager – Learning Designer,

Học viện Chiến lược nhân sự HSM