[L&D Series] Recap WS #4 “Phát triển đội ngũ giảng viên nội bộ thiện chiến”

Ngày 09/05/2020 vừa qua, trong chuỗi chương trình Learning & Development Series- Bí mật từ người trong cuộc” HSM đã tổ chức thành công Virtual Workshop #4 “Phát triển đội ngũ giảng viên nội bộ thiện chiến” với hơn 120 anh/chị học viên tham dự. Buổi workshop với sự dẫn dắt của diễn giả Nguyễn Thị Bích Ngọc – Training Manager – Learning & Growth Department, Công ty cổ phần chứng khoán VNDirect đã đem đến rất nhiều kinh nghiệm thực tế và cách thức khi triển khai xây dựng đội ngũ giảng viên nội bộ trong doanh nghiệp và được phân tích cụ thể, thực tế trên case study của VNDirect.

Buổi chia sẻ gồm 3 phần chính:

1- Tại sao cần phải phát triển đội ngũ giảng viên nội bộ?

2- Cách thức phát triển giảng viên nội bộ

3- Những sai lầm thường gặp và cách thức để vượt qua

PHẦN 1. TẠI SAO CẦN PHẢI PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN NỘI BỘ?

1.1. Lý do cần phát triển độ ngũ giảng viên nội bộ?

  • Giảng viên nội bộ thường hiểu đặc thù kinh doanh của Công ty
  • chuyên môn sát với lĩnh vực hoạt động
  • Có thể đáp ứng “nhanh” với các loại hình/hình thức đào tạo (OJT, coaching,…)
  • Chi phí “rẻ” hơn so với thuê ngoài

1.2. Vì sao VNDirect cần phát triển đội ngũ giảng viên nội bộ:

  • Đặc thù của ngành chứng khoán
  • Định hướng, chiến lược kinh doanh của công ty
  • Là nhiệm vụ của Trung tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực khi được thành lập
  • Phát triển văn hoá học tập và chia sẻ tri thức

“Càng CHO đi nhiều, bạn sẽ càng NHẬN về nhiều hơn”

Tiếp theo, diễn giả Bích Ngọc tiếp tục chia sẻ về định hướng, chiến lược của VNDirect từ 2018 đến nay “Kết nối trí tuệ, lan toả thành công” 

Đào tạo nguồn nhân lực là con đường bắt buộc và sống còn để xây dựng nền tảng tri thức vững chắc cho toàn bộ đội ngũ

1.3. Vai trò của đội ngũ giảng viên nội bộ

  • Đội ngũ nòng cốt xây dựng các chương trình đào tạo phù hợp với từng đối tượng và định hướng kinh doanh của tổ chức
  • “cánh tay nối dài” của Bộ phận đào tạo trong quá trình đào tạo và lan toả tri thức nghề nghiệp
  • Là đội ngũ “cán bộ nguồn” chất lượng cho công tác phát triển lãnh đạo kế cận của công ty
  • Góp phần tạo nên văn hoá học tập và phát triển ngay trong lòng doanh nghiệp

PHẦN 2: CÁCH THỨC PHÁT TRIỂN GIẢNG VIÊN NỘI BỘ

Công thức phát triển Giảng viên nội bộ tại VNDirect: 2W-1H

2.1. WHO: Đối tượng, tiêu chí lựa chọn Giảng viên nội bộ?

– Đối tượng:

  • Lãnh đạo (Giám đốc, P. Giám đốc)
  • Quản lý (Trưởng phòng/Phó phòng)
  • Trưởng nhóm
  • Chuyên gia có năng lực (kiến thức, kỹ năng) chuyên sâu về lĩnh vực/chuyên môn công việc

– Tiêu chí:

  • Có khả năng truyền đạt, diễn giải, thuyết trình
  • Thâm niên làm việc tại công ty tối thiểu 01 năm

2.2. WHAT: Phát triển gì cho Giảng viên nội bộ? (Đào tạo Training of Trainers theo 2 hình thức Lớp Inhouse hoặc cử đi học bên ngoài)

– Chuẩn hoá kỹ năng giảng dạy: Đào tạo kỹ năng dẫn giảng/huấn luyện (TOT)

  • Kỹ năng trình bày
  • Cấu trúc bài giảng
  • Kỹ năng đặt câu hỏi
  • Kỹ năng phản hồi,…

– Chuẩn hoá tài liệu giảng dạy: Đào tạo kỹ năng thiết kế và soạn thảo bài giảng

  • Đề cương khoá học
  • Tài liệu giảng viên
  • Tài liệu học viên
  • Bộ câu hỏi test cuối khoá
  • Thiết kế các hoạt động học
  • Đánh giá lại và hoàn thiện bài giảng

2.3. HOW: Phát triển Giảng viên nội bộ bằng cách nào?

  • Cơ chế thù lao dành cho giảng viên nội bộ
  • Thực hiện sinh hoạt chuyên môn định kỳ
  • Có cách thức phối hợp, ghi nhận, tưởng thưởng
  • Chăm sóc, nuôi dưỡng tình yêu “nghề”

PHẦN 3: NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH THỨC ĐỂ VƯỢT QUA

3.1. NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG GẶP

SUY NGHĨ LÀ… THỰC TẾ LÀ…. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Chỉ cần được học và hoàn thành
chương trình TOT là giảng viên nội bộ
có thể giảng tốt ngay sau đào tạo?
– Dù được học TOT rồi, nhưng GVNB
vẫn có thể lên lớp “fail” như thường.
– Dường như chi phí đầu tư đi học TOT
trở thành lãng phí.
HÃY CHUẨN BỊ KỸ LƯỠNG VÀ CHO GVNB CÓ NHIỀU CƠ HỘI THỰC HÀNH KỸ NĂNG
Có kỹ năng giảng dạy rồi, ta có thể
yên tâm giao (nhiệm vụ, nội dung,…)
cho GVNB cứ thế vận hành?
– Ai cũng “bận rộn” và có công việc
chuyên môn riêng của mình
– Sau một thời gian, số lượng GVNB rơi
rớt “thảm hại”, chất lượng giảng
dạy không đạt.
KIÊN NHẪN, KIÊN TRÌ & LINH HOẠT
GVNB là một chương trình
“hữu xạ tự nhiên hương”?
GVNB có thể sẽ trở thành một
chương trình “theo phong trào”,
nóng trong một giai đoạn nhất định
rồi cũng “chìm” và “hụt hơi” tương tự
một số chương trình khác
CHẤP NHẬN THỰC TẾ VÀ CẢI TIẾN CHƯƠNG TRÌNH

3.2. BÍ QUYẾT TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIẢNG VIÊN NỘI BỘ HIỆU QUẢ 

– Có cơ chế, chính sách phù hợp với các hoạt động đào tạo giảng viên nội bộ

– Triển khai đào tạo: Lựa chọn đối tác uy tín để đào tạo giảng viên nội bộ. Cam kết đầu ra:

  • Đồng bộ hoá kỹ năng
  • Bài giảng của nhóm
  • Bộ tài liệu đào tạo mẫu

– Huấn luyện, thẩm định

Bộ phận Đào tạo cần theo sát và hỗ trợ triệt để toàn bộ quá trình đào tạo và huấn luyện thẩm định đội ngũ giảng viên nội bộ.

Ngôn từ có thể truyền cảm hứng, nhưng chỉ có hành động mới tạo ra sự thay đổi

3.3. 05 CÁCH THỨC ĐỂ VƯỢT QUA NHỮNG TRỞ NGẠI KHI PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN NỘI BỘ

1. Sự ủng hộ và hỗ trợ từ Ban lãnh đạo cao nhất
2. Sự kiên trì, sát sao và tận tâm của Bộ phận L&D (đào tạo & phát triển)
3. Xây dựng cơ chế khuyến khích tham gia giảng dạy và chia sẻ từ các cấp
4. Không ngừng tiếp nhận phản hồi, học hỏi phương pháp, kinh nghiệm mới.
5. Xây dựng Môi trường học tập “trọn đời”, khuyến khích & nuôi dưỡng
văn hoá “learning & growth” trong tổ chức.

Thầy cô giáo có hạnh phúc sẽ thay đổi cả thế giới

PHẦN 4: Q&A

Câu hỏi 1: Làm sao để học viên vui vẻ ký cam kết giảng dạy sau khi được đào tạo?

Trả lời: Cần phải có quy chế đào tạo và gắn với các mốc thời gian, các hạn mức cụ thể.

Câu hỏi 2: Số lượng GVNB bao nhiêu là phù hợp trong tổ chức? Ngân sách giảng viên NB đề xuất từ nguồn nào? Quản lý và GVNB có bị chồng chéo chức năng, nhiệm vụ chính không?

Trả lời:

– Không có công thức chung đối với việc bao nhiêu GVNB sẽ phù hợp cho tổ chức mà tuỳ thuộc vào mô hình kinh doanh. Anh chị có thể xác định 1 số nội dung như:

  • Quản lý, lãnh đạo càn phải bắt buộc truyền dạy kiến thức cho team.
  • Khối công nghệ, sale cần phải có đội ngũ chuyên gia để truyền đạt cho nhân viên mới.

– Ngân sách dành cho GVNB: VNDirect có thưởng dự án trong năm đầu. Các năm sau đó đưa vào quy chế đào tạo và có chi phí hoạt động riêng.

– Về nhiệm vụ giữa quản lý và giảng viên nội bộ có bị chồng chéo hay không: Không. Bởi lẽ khi quản lý được đào tạo, được giao nhiệm vụ giảng dạy là cơ hội để được nâng cao năng lực cá nhân, có chi phí, thù lao riêng hoặc có cơ hội để được ghi nhận, phát triển trong sự nghiệp.

Câu hỏi 3: Có nên phân cấp GVNB để có các chế độ đãi ngộ khác nhau cho họ ko? Nếu có thì nên đánh giá theo tiêu chí nào ạ?

Trả lời: Cần có ranking và review GVNB hàng năm, qua đó iết được chất lượng giảng dạy của đội ngũ GVNB. Có thể kết hợp với phòng nhân sự để ghi nhận về giờ giảng (online, offline), tính điểm cộng thành tích.

Câu hỏi 4: Cách thức xây dựng bài giảng logic là như thế nào?

Trả lời: Có 2 nhóm kỹ năng giảng viên nội bộ cần phải có, đó là: Kỹ năng đứng lớp và kỹ năng thiết kế tài liệu giảng dạy (cần phải có bộ tài liệu chuẩn). Khi đó, bài giảng mới logic và phù hợp với nhau.

Câu hỏi 5: Nên thuê bên ngoài đào tạo GVNB hay tự đào tạo trong doanh nghiệp?

Trả lời: Thông thường, khi đào tạo GVNB anh/chị cần thuê đơn vị đào tạo ngoài có uy tín. Ví dụ như HSM có chương trình đào tạo Giảng viên chuyên nghiệp 2 ngày và có quá trình follow up sau đó.

 

Cảm ơn anh/chị đã quan tâm tới workshop #4 “Phát triển đội ngũ giảng viên nội bộ thiện chiến”, chương trình tiếp theo Workshop #5 “Xây dựng văn hoá coaching trong doanh nghiệp” trong chuỗi sự kiện “L&D Series – Bí mật từ người trong cuộc” của HSM mời anh/chị xem tại: https://hsmconsulting.vn/learning-and-development-series

Anh/Chị có thể tham khảo một số chương trình đào tạo của HSM tại đây:

  1. Giảng viên chuyên nghiệp (offline): https://hsmconsulting.vn/giang-vien-chuyen-nghiep/
  2. Văn hoá doanh nghiệp – Nền tảng của mọi tổ chức: https://hsmconsulting.vn/van-hoa-doanh-nghiep-online/
  3. Nhà quản lý hiệu suất cao: https://hsmconsulting.vn/nha-quan-ly-hieu-suat-cao/
  4. Đo lường hiệu quả đào tạo trong doanh nghiệp: https://hsmconsulting.vn/do-luong-hieu-qua-dao-tao-online/

Xem thêm:



Comments are closed.