Kỹ năng coaching là gì? 10 kỹ năng coaching chuyên sâu dành cho nhà lãnh đạo

Coaching là kỹ năng quan trọng trong việc phát triển sự nghiệp, đặc biệt với vị trí lãnh đạo và quản lý cấp cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu kỹ về kỹ năng này. Thực chất kỹ năng Coaching là gì, tại sao Coaching lại cần thiết trong thời đại ngày nay. Và đặc biệt top 10 kỹ năng Coaching chuyên sâu dành cho nhà lãnh đạo có gì? Hãy cùng Học viện chiến lược Nhân sự HSM tìm hiểu ngay các khía cạnh này trong bài viết dưới đây nhé!

Bạn hiểu kỹ năng Coaching là gì?

Coaching trong tiếng Việt được hiểu là huấn luyện, tức là việc đào tạo cá nhân, tổ chức hoặc đội nhóm để nâng cao hiệu suất, khả năng xử lý công việc. Nhờ đó, các hoạt động được diễn ra trơn tru và đáp ứng mục tiêu trong thời gian sớm nhất.

Trong khía cạnh Coaching, người huấn luyện được gọi là Coachee. Người được huấn luyện có nghĩa vụ thực hiện các hướng dẫn, chỉ dẫn của Coachee và chủ động tự học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ, kỹ năng cũng như chuyên môn.

Để hiểu chính xác hơn về khái niệm kỹ năng Coaching là gì. Liên đoàn Huấn Luyện Quốc Tế ICF có một cách định nghĩa khá dễ hiểu. Theo đó, Coaching là việc hợp tác giữa hai bên. Một bên có nghĩa vụ đào tạo, huấn luyện. Một bên có trách nhiệm cố gắng hoàn thiện năng lực, kỹ năng để phát triển bản thân tốt nhất.

Đọc thêm: 

Tại sao kỹ năng Coaching lại cần thiết trong thời đại ngày nay?

Để hiểu chính xác tầm quan trọng của kỹ năng Coaching là gì, hãy cùng đi tìm hiểu về 3 mục đích chính của kỹ năng này nhé!
Thứ nhất, Coaching giúp tạo điều kiện để người được huấn luyện có định hướng cụ thể, rõ ràng cho lộ trình phát triển và nâng cao năng lực của bản thân.

Thứ hai, các hoạt động Coaching giúp huấn luyện viên đạt được mục đích của mình. Từ đó, nâng cao thương hiệu cá nhân của bản thân và có các hoạt động đào tạo chuyên nghiệp hơn trong tương lai.

Thứ ba, hoạt động Coaching mang tinh thần Win- Win, nghĩa là các bên tự chủ để khai phá năng lực tiềm ẩn của Coachee. Từ đó nâng cao hiệu suất trong công việc và hướng đến các mục tiêu dài hạn cho tổ chức. Về lâu dài, hoạt động này có ý nghĩa đối với cả hai bên và với doanh nghiệp, công ty.

10 kỹ năng Coaching chuyên sâu dành cho nhà lãnh đạo

Muốn trở thành một chuyên gia đào tạo, huấn luyện thì đừng bỏ qua 10 kỹ năng Coaching chuyên sâu dưới đây nhé!

Kỹ năng đặt mục tiêu hiệu quả

Đặt mục tiêu trong kỹ năng Coaching là gì? Hiểu một cách đơn giản, đây là lúc nhà lãnh đạo cần xác định rõ mục tiêu huấn luyện đội nhóm là gì? Các hoạt động này cần thực hiện trong thời gian bao lâu? Khi xác định được điều này, bạn sẽ làm việc có hiệu quả, đặc biệt dễ dàng đo lường hơn.

Kỹ năng quan sát và đánh giá khách quan

Quan sát và đánh giá trong kỹ năng Coaching là gì? Đó là việc nhà lãnh đạo nhìn nhận được những nỗ lực, cố gắng và sự thay đổi của người được huyện luyện. Lúc này, bạn sẽ dễ dàng có những đánh giá kịp thời để nâng cao hiệu quả Coaching cũng như tinh thần ham học hỏi của nhân viên.

Kỹ năng giao tiếp hiệu quả

Đúng vậy, Coaching là mối quan hệ giữa con người với con người, là những đối tượng có cảm xúc, suy nghĩ và hành động. Do đó, phương thức giao tiếp hiệu quả là điều rất cần thiết để phát huy hiệu quả của Coaching.

Kỹ năng lắng nghe và thấu hiểu

Dưới góc độ một nhà quản lý, bạn cần hiểu nhân viên của mình đang thiếu kỹ năng gì, điểm mạnh, điểm yếu của họ là gì. Thông qua đó, bạn sẽ có kế hoạch để đào tạo, Coaching có mục tiêu và hiệu quả hơn. Trong đó, một cách hiệu quả để thấu hiểu nhân viên là lắng nghe những giãi bày của nhân viên

Kỹ năng đồng cảm

Kỹ năng đồng cảm trong Coaching sẽ ở mức cao hơn việc thấu hiểu. Lúc này, nhà lãnh đạo cần đặt mình vào hoàn cảnh của nhân viên, hiểu chính xác những điều mà họ đang trải qua. Từ đó, dùng ngôn ngữ họ mong muốn giao tiếp sẽ đạt hiệu quả hơn.

Khả năng đặt câu hỏi thông minh

Cách nhanh nhất để nắm bắt vấn đề là biết cách đặt câu hỏi một cách thông minh. Khi đó, bạn sẽ dễ dàng khai thác được nhiều khía cạnh và tự trả lời những thắc mắc mà tưởng chừng như không có đáp án.

Kỹ năng đưa phản hồi

Khi bạn đã nhận được câu hỏi thì cần phải có những phản hồi với nhân viên của mình. Lúc này, nhà lãnh đạo nên đưa ra những câu trả lời tích cực để định hướng và tạo động lực cho nhân viên. Nhờ vậy mà hoạt động Coaching đạt được hiệu quả hơn.

Kỹ năng lập kế hoạch

Hoạt động Coaching rất cần thực hiện theo từng giai đoạn. Lúc này, nhà lãnh đạo cần căn cứ vào hoạt động Coaching là đội nhóm hay cá nhân để có kế hoạch phù hợp.

Kỹ năng phân tích

Đây là việc bóc tách, phân tích từng tình huống, vấn đề nhà lãnh đạo gặp phải trong từng buổi Coaching. Hoạt động phân tích hiệu quả giúp nhà lãnh đạo có đáp án mình muốn nhanh nhất.

Kỹ năng tạo động lực

Bản chất của Coaching là học hỏi, nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn. Do đó, khó tránh khỏi việc nản lòng. Vì vậy, nhà lãnh đạo cần sớm phát hiện những biểu hiện khác lạ để tạo động lực, tinh thần cho người được Coaching.

Trên đây là 10 kỹ năng Coaching rất quan trọng trong bối cảnh công việc ngày nay. Hy vọng qua đó, bạn hiểu chính xác kỹ năng Coaching là gì cũng như tầm quan trọng của hoạt động này. Từ đó có định hướng phù hợp cho bản thân và doanh nghiệp.

Nguồn:

Học viện chiến lược Nhân sự HSM